Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ ba không gian phát triển

Võ Thị Phương Thủy (tổng hợp)|27/11/2022 14:28

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, phải tiến hành quy hoạch tổng thể Bà Rịa - Vũng Tàu với 3 không gian chủ yếu về phát triển dịch vụ, vừa phát triển công nghiệp và đô thị.

1(1).jpg
Cùng đi với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo một số bộ, ngành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: VGP

Phát triển không gian Logistics

Chiều 26/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã đi máy bay trực thăng khảo sát các khu vực quy hoạch triển khai các dự án lớn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, phải tiến hành quy hoạch tổng thể Bà Rịa - Vũng Tàu với 3 không gian chủ yếu về phát triển dịch vụ, phát triển công nghiệp và đô thị. Phát triển dịch vụ gồm dịch vụ du lịch và logistics. Phát triển công nghiệp gồm dầu khí và công nghiệp chế biến chế tạo công nghệ cao.

Nghị quyết 24 đề cập đến 2 nội dung mà trong tương lai nếu triển khai hiệu quả, sẽ tạo nên một không gian phát triển hoàn toàn mới cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ và phát triển TP. Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.

Nghị quyết 24 cũng đề cập đến việc thực hiện thí điểm những mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao, tạo đột phá nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vùng.

Ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị “Không chỉ định vị lại vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Bộ mà còn thể hiện rõ sự mạch lạc trong tư duy, quan điểm về nội hàm, mục tiêu chiến lược để giải phóng và tái phân bổ lại nguồn lực quốc gia”.

Mặc dù Nghị quyết 24 bao trùm các nội dung tổng thể phát triển vùng Đông Nam Bộ, nhưng Nghị quyết ảnh hưởng rất lớn đối với riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nghị quyết khẳng định phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển quốc gia, nằm trong tiểu vùng ven biển của vùng Đông Nam Bộ, phát triển mạnh cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hóa dầu và du lịch…

Quy hoạch phải bài bản, phân định rõ các khu vực dành cho dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư; dành khu vực thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh. Thủ tướng lưu ý, tránh xung đột trong quá trình phát triển, gây ảnh hưởng tới môi trường; phải giữ bằng được rừng.

Theo quy hoạch tổng thể, cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) sẽ là những trung tâm logistics lớn của cả khu vực. Việc kết nối hệ thống giao thông giữa các địa phương, các trung tâm sản xuất hàng hóa lớn trong vùng với các trung tâm logistics quyết định quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, từ lâu hệ thống giao thông kết nối vùng đã bộc lộ nhiều hạn chế, tập trung chủ yếu vào giao thông đường bộ vốn đã quá tải, chưa kết nối hiệu quả giữa đường bộ và đường thủy, thiếu sự liên kết giữa các phương thức vận tải có sức chuyên chở lớn và giá cả cạnh tranh như đường sắt, đường thủy nội địa…

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có gần 50 dự án cảng biển đã đi vào hoạt động, công suất quy hoạch hơn 155 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, tuyến quốc lộ 51 nối Bà Rịa - Vũng Tàu với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng đã nhanh chóng quá tải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ông Nguyễn Văn Thọ cho biết, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh xác định phải chú trọng đầu tư hạ tầng kết nối giao thông liên cảng, liên vùng; tập trung triển khai các dự án như đường 991B, cầu Phước An, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Long Sơn - Cái Mép, Phước Hòa - Cái Mép, đường sau cảng Mỹ Xuân - Thị Vải; xúc tiến các thủ tục để khởi động xây dựng đường sắt kết nối cảng, Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ, Trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung; thúc đẩy phát triển các dự án cảng thủy nội địa…

Bà Rịa - Vũng Tàu đang xem xét để sớm có phương án triển khai nạo vét tuyến luồng hàng hải và nâng cấp toàn bộ tuyến luồng theo quy hoạch, bảo đảm độ sâu an toàn cho các tàu lớn ra vào cảng. Tăng cường cải cách các thủ tục, tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng.

Tổng Giám đốc Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) Nguyễn Xuân Kỳ phân tích, logistics là ngành dịch vụ có tính khoa học và chính xác cao. Các hãng tàu lớn trên thế giới từ lâu đã số hóa mọi hoạt động của mình. Do đó, doanh nghiệp cảng trong nước không thể chậm trễ trong việc chuyển đổi số. Thực tế, với các doanh nghiệp logistics, chuyển đổi số giúp tối ưu lộ trình vận tải, giảm tình trạng tải rỗng đường về, kiểm soát hiệu quả phương tiện vận chuyển và các chi phí liên quan…

z3914047735663_8fd092602af35ee57318bb2bd05bf5a8.jpg
Thủ tướng lưu ý Bà Rịa - Vũng Tàu cần chú trọng 3 không gian phát triển

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận thức: Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với lợi thế là cửa ngõ hàng hải của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả khu vực Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm xây dựng mục tiêu trở thành một trong những trung tâm logistics lớn của cả khu vực.

Xác định các ngành kinh tế trọng điểm

Nghị quyết 24-NQ/TW đề cập đến 2 nội dung mà trong tương lai nếu triển khai hiệu quả, sẽ tạo nên một không gian phát triển hoàn toàn mới cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ và phát triển TP. Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.

Nghị quyết cũng đề cập đến việc thực hiện thí điểm những mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao, tạo đột phá nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vùng.

Theo ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị “Không chỉ định vị lại vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Bộ mà còn thể hiện rõ sự mạch lạc trong tư duy, quan điểm về nội hàm, mục tiêu chiến lược để giải phóng và tái phân bổ lại nguồn lực quốc gia”.

Chiều 26/11, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (LSP) có tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD.

Dự án được khởi công xây dựng tháng 2/2018 nằm trong khu công nghiệp (KCN) Dầu khí Long Sơn (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu) do Tập đoàn SCG (Thái Lan) làm chủ đầu tư.

img2688-16694639414511922262303.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính ấn nút khánh thành hạng mục quan trọng của tổ hợp hóa dầu hơn 5 tỷ USD - Ảnh: VGP

Ông Tharna Sanee, Tổng Giám đốc LSP cho biết, đây là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầy đủ đầu tiên tại Việt Nam bao gồm một nhà máy cracking nguyên liệu hỗn hợp có quy mô công suất tầm cỡ thế giới và các nhà máy sản xuất hạ nguồn cùng các hạng mục phụ trợ đều sử dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới hiện nay.

Khi đưa vào hoạt động, dự án giúp thay thế và giảm dần việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, cung cấp nguồn nguyên - nhiên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất nội địa, tạo ra sức lan tỏa lớn để các ngành công nghiệp, từ hóa dầu đến ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì cũng như các ngành dịch vụ khác phát triển tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đồng thời, tạo ra cơ hội xuất khẩu các mặt hàng hóa dầu, giúp Việt Nam có mặt trên bản đồ các nước xuất khẩu sản phẩm hóa dầu; tạo nền tảng quan trọng cho những dự án đầu tư trong tương lai về công nghiệp hạ nguồn và các ngành công nghiệp liên quan.

Trải qua 4 năm thi công xây dựng đến nay, tiến độ tổng thể của dự án đã đạt 97%, giải ngân được 4,4 tỷ USD. Trong đó, các hạng mục Cảng Hydrocarbon, Khu bồn bể chứa và Nhà máy tiện ích trung tâm được hoàn thành đưa vào sử dụng kết nối thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm với tổng mức đầu tư lên tới 1,1 tỷ USD. Đây là 3 hạng mục quan trọng của dự án, đóng vai trò hỗ trợ vận hành cho toàn bộ Tổ hợp sau này.

Cụm cảng – Bồn bể chuyên dụng được dùng làm nơi xuất nhập, lưu trữ nguyên liệu đầu vào, các nguyên liệu trung gian từ đó đưa đến các nhà máy trong Tổ hợp để sản xuất ra hạt nhựa với các chủng loại đặc tính khác nhau.

"Đây là cố gắng rất lớn. Có được kết quả này cũng là nhờ mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Thái Lan, quan hệ tốt đẹp giữa nhà đầu tư và các cơ quan của địa phương, Trung ương", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. Nhấn mạnh vai trò của dự án, Thủ tướng cho rằng, cùng với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (ở miền Bắc) và Dung Quất (ở miền Trung), hiện đáp ứng 70% nhu cầu xăng dầu cả nước, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam khi đi vào vận hành sẽ góp phần giúp Việt Nam tự chủ về nguồn cung xăng dầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tiếp ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SCG, chủ đầu tư của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam.

Báo cáo với Thủ tướng về tiến độ dự án, ông Roongrote Rangsiyopash cho biết, sẽ vận hành thương mại tổng thể dự án vào giữa năm 2023. Ông bày tỏ cảm ơn, thời gian qua đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành, địa phương để đạt được tiến độ như hôm nay. Ông cam kết sẽ vận hành nhà máy thành công, an toàn, theo đúng quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như của Việt Nam.

Ông Roongrote Rangsiyopash mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ Việt Nam trong quá trình hoạt động như việc nhập khẩu nguyên liệu thô. Ông khẳng định cam kết sẽ là một doanh nghiệp tốt, là nhà đầu tư có trách nhiệm, đóng góp cho tương lai tươi sáng của Việt Nam.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 442 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 29,9 tỷ USD, trong đó, trong các khu công nghiệp có 270 dự án với tổng vốn đầu tư 12,23 tỷ USD, ngoài khu công nghiệp là 172 dự án với tổng vốn đăng ký 17,67 tỷ USD, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ông Nguyễn Văn Thọ cho biết trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh, tỉnh đã xác định rõ 4 ngành kinh tế trọng điểm nhằm thu hút đầu tư là công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời định hình không gian kinh tế thành các vùng rõ ràng gồm: vùng phát triển công nghiệp - cảng biển, vùng phát triển nông nghiệp, vùng phát triển du lịch - đô thị, vùng thềm lục địa và hải đảo. Hiện Bà Rịa - Vũng Tàu đã quy hoạch và đầu tư 15 khu công nghiệp, 53 bến cảng tổng hợp, cảng container. Tỉnh cũng đang lập Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, tỉnh còn tiếp tục quy hoạch phát triển thêm một số khu công nghiệp, hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển, logistics; xây dựng đề án Khu mậu dịch tự do Cái Mép, thị xã Phú Mỹ theo chỉ đạo của Thủ tướng; quy hoạch phát triển các khu đô thị, du lịch, dịch vụ vệ tinh để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các nhà đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu xác định mục tiêu phát triển thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy, theo ông Nguyễn Văn Thọ, tỉnh kiên trì thu hút đầu tư có chọn lọc, thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, không thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ ba không gian phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO