Thay đổi tư duy quản lý nhà nước, quản trị xã hội
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, chiều 4/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Việt Nam đã trải qua quá trình rất dài trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, sau đó là số hóa, chuyển đổi số.
Mặc dù có những tiến bộ, nhưng xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2021, 2022 đứng thứ 86 chỉ tăng 2 bậc so với năm 2018, trên 3 trụ cột là hạ tầng, dịch vụ công trực tuyến, nguồn nhân lực.
Đáng chú ý, điểm sáng gần đây là đưa vào hoạt động Cổng dịch vụ công Quốc gia, đạt được những kết quả ban đầu quan trọng, với 6.511 thủ tục hành chính, trong đó 4.200 dịch vụ được cung cấp trực tuyến (đạt 64%). Đồng thời, trong quá trình vận hành, các bộ ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa, bãi bỏ hàng nghìn thủ tục hành chính ít người sử dụng. Đây là bước rất căn bản.
Các nghiên cứu quốc tế cho thấy, để hoạch định ra một chiến lược về làm dữ liệu quốc gia, có 5 điều cần quan tâm.
Thứ nhất là sự quan tâm của Chính phủ, người dân về động lực cải cách bộ máy hành chính. Cụ thể là cải cách dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến, để hạn chế tiếp xúc trực tiếp, hạn chế tham nhũng vặt, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người dân và doanh nghiệp, thể hiện Chính phủ hoàn toàn minh bạch, có trách nhiệm giải trình.
Thứ hai là qua việc phân tích dữ liệu để thúc đẩy đổi mới cung cách quản lý, mô hình quản trị và phương thức phát triển sản xuất của từng ngành, cơ sở; Thứ ba là sự quan tâm hay động lực để bảo mật liên quan đến quốc gia và các tổ chức; Thứ tư là động lực để bảo vệ quyền riêng tư của từng người dân; Thứ năm là nhu cầu giám sát của nhà nước đối với xu thế, hành vi của các tổ chức và của người dân.
Chiến lược dữ liệu, chuyển đổi số của Việt Nam căn cứ vào cả 5 tiêu chí trên, trong đó nhấn mạnh động lực cải cách để làm Chính phủ minh bạch, có các mô hình sản xuất kinh doanh mới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, giống như các nước, Việt Nam có 3 nhóm cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng nhất liên quan đến người dân; doanh nghiệp; tài nguyên, quan trọng nhất là đất đai. Tuy nhiên, để cơ sở dữ liệu của các bộ ngành có được đầy đủ thông tin về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực quản lý thì phải thực hiện kiên trì nhiều năm và đầu tư rất nhiều.
Phó Thủ tướng khẳng định: Chuyển đổi số là cơ hội mới, cần quyết tâm rất lớn của người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát việc ra đầu bài để giải quyết những bài toán rất cụ thể, có thể làm được những việc tưởng chừng không thể.
"Vừa qua, việc liên thông dữ liệu sức khỏe của người dân giữa cơ sở y tế với ngành giao thông, ngành công an để phục vụ cấp giấy phép lái xe không thể thực hiện nếu cơ sở y tế chưa số hóa, tuy nhiên, từ thực tế cho thấy các đơn vị đã thực hiện liên thông trước hết kết luận người đó đạt hay không đạt sức khỏe dể cấp giấy phép lái xe", Phó Thủ tướng nêu ví dụ.
Đối với người dân, chuyển đổi số là cơ hội rất lớn trong thanh toán điện tử, tiếp cận giáo dục mà sâu xa hơn nữa là nâng cao chất lượng hưởng thụ các giá trị văn hóa, di sản của dân tộc, thông qua hình thức "tham quan trực tuyến các địa điểm du lịch, văn hóa, nghệ thuật… đã được số hóa".
Cơ hội cho ngành Logistics
Việc số hoá trong ngành logistics chính là một giải pháp minh bạch và hiệu quả. Chuyển đổi số logistics sẽ đem tới cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội khác nhau: Đó là, tiết kiệm chi phí và thời gian hiệu quả thông qua tự động hóa. Thời gian là một trong những yếu tố giá trị nhất trong ngành logistics. Mọi bước và quy trình trong chuỗi cung ứng phải được lên thời gian hoàn hảo, đảm bảo giao hàng đúng hạn mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào.
Chính từ yêu cầu bức thiết ấy khiến đơn vị vận chuyển hàng hoá phải vật lộn, tìm ra giải pháp đạt được mục tiêu giao hàng của họ. Sự chậm trễ trong quá trình cung ứng thường gây ra các chi phí bổ sung như phí lưu trữ hàng tồn,….
Khi áp dụng các biện pháp chuyển đổi số phù hợp các hoạt động rất phức tạp tổng thể trong chuỗi cung ứng hàng hải có thể được tăng hiệu suất đáng kể. Chuyển đổi số logistic giúp hạn chế rủi ro, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, tạo được uy tín trong lòng khách hàng.
Với nguồn nhân lực hạn chế, doanh nghiệp có thể cân nhắc tối ưu hóa bằng cách tự động hóa các hoạt động tại văn phòng như email hoặc fax, tự động hóa quy trình thực hiện các cuộc gọi để theo dõi vận chuyển hàng hóa, tính giá cước hoặc hoàn thành thủ tục giấy tờ.
Khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp bạn có thể quản lý giá cả một cách hiệu quả, minh bạch tuyệt đối. Nhờ đó tỷ lệ lỗi và chi phí dư thừa cũng được giảm đáng kể.
Số hóa không làm cho các hoạt động quản lý tại văn phòng trở nên hiệu quả hơn mà còn giúp doanh nghiệp có những phản ứng linh hoạt về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
Một lợi thế quan trọng khác của khả năng hiển thị đầu cuối là định tuyến động. Thông qua việc chia sẻ dữ liệu vĩnh viễn, có thể giảm tối đa tỉ lệ giao hàng chậm trễ qua việc tối ưu hóa tuyến đường, chọn ra tuyến đường thuận lợi. Điều này giúp tiết kiệm thời gian trong trường hợp bị gián đoạn như tắc nghẽn hàng hải, tắc nghẽn cảng hoặc không có thuyền....