Đồng bằng sông Hồng phải vươn lên cùng cả nước và vì cả nước

Bảo Hân (tổng hợp)|30/11/2022 07:00

Thủ đô Hà Nội và toàn Vùng ĐBSH, vùng động lực tăng trưởng Bắc Bộ đã đổi mới, nỗ lực phấn đấu rồi càng đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, quyết thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị. Đó là niềm tin và hy vọng của cả nước.

img2805-16697036528181178408730.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị quán triệt và triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị về ĐBSH, sáng 29/11. Ảnh VGP.

Nhận diện thế và lực

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được phân thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng (đồng thời cũng là Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên; Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, gồm 4 tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đây luôn luôn là địa bàn cốt lõi của Vùng Thủ đô, có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Vùng ĐBSH được coi là cửa ngõ phía bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại; có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước về cả đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt.

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thuộc Vùng ĐBSH là một trong 3 vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước. Trong đó có Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ lớn nhất của cả nước, có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, hào hoa và thanh lịch, văn hiến và anh hùng…

Do vị trí đặc biệt quan trọng của Vùng ĐBSH nên ngày 14/9/2005, Bộ Chính trị khoá IX ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW và ngày 28/10/2011, Bộ Chính trị khoá XI ban hành Kết luận số 13-KL/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng ĐBSH đến năm 2010 và thời kỳ 2011 - 2020.

Qua 17 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị các khoá IX và XI, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong Vùng đã phát huy truyền thống văn hiến, cách mạng, anh hùng vẻ vang cùng tiềm năng, lợi thế vượt trội, nhất là về nguồn nhân lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, liên tục phấn đấu đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng. Nhờ đó, Vùng ĐBSH luôn luôn khẳng định được vị trí, vai trò của một vùng kinh tế động lực, có đóng góp to lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển.

Những điểm đáng chú ý của Nghị quyết 

Tại Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được tổ chức sáng nay (29/11), theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có 3 điểm đáng chú ý.

img2822-16697040035181581053934.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển Vùng ĐBSH- Ảnh: VGP

Một là, về quan điểm, nhận thức và tư tưởng chỉ đạo, nếu như Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX chỉ nêu 3 quan điểm chỉ đạo, rất ngắn gọn (18 dòng) thì Nghị quyết lần này đã kế thừa, bổ sung, phát triển thành 5 quan điểm chỉ đạo quan trọng và mới mẻ, sát hợp với tình hình mới.

Để tạo được chuyển biến có tính đột phá trong việc phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, lợi thế của Vùng và khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong thời gian qua, Nghị quyết lần này của Bộ Chính trị tiếp tục xác định: Vùng ĐBSH là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển nhanh, bền vững Vùng ĐBSH là trách nhiệm của các địa phương trong Vùng và toàn hệ thống chính trị.

Hai là
, về mục tiêu, có thể xem đây là nội dung hoàn toàn mới. Nghị quyết lần này đã xác định rất rõ mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ba là
, về nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết lần này đề ra đầy đủ, đồng bộ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh và bền vững vùng, các tiểu vùng và các địa phương trong Vùng. Phát triển khoa học - công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh..

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, cần khẩn trương đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Vùng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Đồng bằng sông Hồng phải vươn lên cùng cả nước và vì cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO