Gemadept: Vượt khó khăn, đón đầu cơ hội phát triển

Thiện Khánh - Trọng Khang|09/06/2023 15:55

Năm vừa qua, doanh thu thuần của Gemadept tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao đạt 22%, bằng 103% kế hoạch năm đã đăng ký và về đích với 3.898 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cán mốc 1.308 tỷ, tăng 62% so với cùng kỳ và đạt 131% kế hoạch.

Sáng ngày 09/06/2023 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Rex Hotel TP.HCM, Công ty Cổ phần Gemadept (Mã chứng khoán GMD) đã tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên nhằm tổng kết các hoạt động kinh doanh đã đạt được trong năm 2022, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời đề ra các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023 và giai đoạn tới.  

Kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2022

Năm 2022, dù đại dịch Covid-19 đã qua đi nhưng những tác động của nó thì vẫn còn nhiều hệ lụy; đồng thời các diễn biến phức tạp dẫn đến lạm phát, xung đột địa chính trị, khủng hoảng năng lượng… tiếp tục tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, và Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng.

Gemadept với tinh thần chủ động vượt mọi thách thức, thị trường càng khó khăn thì vai trò tiên phong và bản lĩnh của doanh nghiệp hàng đầu về hoạt động ngành lại càng được khắc họa đậm nét. Kết quả sản xuất kinh doanh của Gemadept năm 2022 đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trên 2 con số cả về doanh thu và lợi nhuận. Với chiến lược linh hoạt và định hướng đúng đắn của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao, đưa Gemadept trở thành một trong những mã cổ phiếu uy tín nhất đại diện cho ngành Cảng và Logistics Việt Nam.

ong-do-van-nhan-chu-tich-hdqt-gemadeft-phat-bieu-ok.jpg
Ông Đỗ Văn Nhân - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gemadept phát biểu - Ảnh: Phó Bá Cường

Cụ thể, năm vừa qua, doanh thu thuần của Gemadept duy trì mức tăng trưởng cao đạt 22% và bằng 103% kế hoạch năm đã đăng ký và về đích với 3.898 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cán mốc 1.308 tỷ, tăng 62% so với cùng kỳ và đạt 131% kế hoạch. Lợi nhuận từ hai hoạt động cốt lõi là khai thác Cảng (chiếm tỷ trọng gần 80%) và Logistics đều ghi nhận mức tăng ấn tượng hai chữ số. Tỷ trọng đóng góp của hai hoạt động này lần lượt là 76% và 24% trong tổng lợi nhuận công ty. Qua đó phát huy hiệu quả hệ sinh thái cảng và Logistics trong chiến lược phát triển của Gemadept. Song song đó, hoạt động Logistics và Shipping vẫn tiếp tục đà tăng trưởng".

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều thách thức nhưng bằng sự linh hoạt và chủ động, hướng đến hiệu quả, hệ thống cảng Gemadept đã đạt mức sản lượng thông qua đạt hơn 3 triệu TEU – mức sản lượng kỷ lục mới. Hai khu vực cảng chiến lược tại hai đầu Nam Bắc – Hải Phòng và Hồ Chí Minh/Bình Dương/ Bà Rịa - Vũng Tàu đều đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh chung năm 2022. Cảng Dung Quất duy trì vị thế là mắt xích quan trọng trong hoạt động khai thác cảng của Gemadept tại miền Trung.

Trả lời các câu hỏi của cổ đông về thương vụ bán Cảng Nam Hải Đình Vũ có khiến Công ty thay đổi chiến lược kinh doanh không? Ông Đỗ Văn Nhân – Chủ tịch HĐQT Gemadept cho biết thêm: "Hiện tại Hải Phòng, Gemadept có 3 cảng, gồm: Cảng Nam Hải Đình Vũ, Cảng Nam Đình Vũ 1 và Cảng Nam Đình Vũ 2 có vị trí nằm rải rác nhau, cách xa vài km. Để khai thác đồng bộ cả 3 cảng này cần 3 khối cơ giới, nhân lực riêng biệt; và cần 3 tổ chức hành chính riêng biệt để tổ chức vận hành cùng một lúc. Điều này gây nên một sự lãng phí, hiệu quả không cao khi tổ chức vận hành 3 cảng cùng một lúc. Chưa kể, trong thời gian vừa qua, khi đại dịch đã qua đi và thị trường bắt đầu khởi sắc, Công ty quyết định nối lại xây dựng Cảng Nam Đình Vũ 2 sau một thời gian gián đoạn. Tuy nhiên, ngay khi Cảng Nam Đình Vũ 2 sắp hoàn thành, chuẩn bị đi vào vận hành khai thác, thì cuối năm 2022 và từ quý 4 đến đầu năm 2023, thị trường có dấu hiệu trầm lắng, đi xuống. Hệ quả, Công ty đứng trước nguy cơ công suất dư thừa nếu đưa Cảng Nam Đình Vũ 2 vào khai thác, chắc chắn sẽ bị lỗ. Chính vì vậy, sau khi xem xét từ thị trường, nguồn cung cầu, và năng lực khai thác, Công ty quyết định thoái vốn bán Cảng Nam Hải Đình Vũ. Tại thương vụ này Gemadept không bán cảng, mà chỉ bán tài sản và cơ sở hạ tầng. Bởi khi bán cảng, thì phải bán trang thiết bị, tài sản, cơ sở hạ tầng, và đội ngũ, nhân lực điều hành cảng, quan trọng hơn là toàn bộ khối khách hàng yếu tố tạo nên doanh thu lợi nhuận cho cảng. Trong thương vụ này, Gemadept có thỏa thuận rất đặc biệt, đó là chỉ bán trang thiết bị, hạ tầng của cảng, còn lại toàn bộ đội ngũ nhân lực, kĩ thuật vận hành cảng, cùng với toàn bộ khách hàng được Công ty giữ lại, và chuyển xuống cảng Nam Đình Vũ 2, Nam Đình Vũ 3. Như vậy, Cảng Nam Đình Vũ 2 vừa mới đi vào hoạt động hoàn toàn có khả năng lấp đầy ngay trong trước mắt. Có thể nói, thương vụ này là thành công giữa cả bên mua và bên bán".

Gemadept đang trong quá trình số hóa và xanh hóa mạnh mẽ

Bên cạnh những thành quả sản xuất kinh doanh đã đạt được, Gemadept đang trong quá trình số hóa và xanh hóa mạnh mẽ. Ứng dụng Cảng thông minh Smart Port và các phần mềm tiên tiến khác đã được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống Cảng của Gemadept, đem đến nhiều tiện ích vượt trội cho các khách hàng, đối tác. Đồng thời, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động về Môi trường (E – Enviromental) – Xã hội (S – Social) – Quản trị (G – Governance), Công ty đã thành lập Ban ESG và tiên phong thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính, đồng thời xây dựng lộ trình giảm thiểu phát thải hướng đến một Gemadept phát triển xanh hơn và bền vững hơn.

Tại phía Nam, Gemalink đã trở thành một cảng kiểu mẫu và là niềm tự hào của người Việt khi ghi tên vào Top 19 thương cảng của thế giới có khả năng tiếp nhận thế hệ siêu tàu Megaship lớn nhất thế giới hiện nay. Cảng đã hoàn thành nạo vét độ sâu khu nước trước bến đến -16,5 mét và Bộ GTVT nạo vét độ sâu luồng đến -15,5 mét dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay. Như vậy, Gemalink là một trong những cảng biển có mớn nước sâu nhất Việt Nam, có sức thu hút mạnh mẽ với các hãng tàu hàng đầu, khai thác tàu mẹ tải trọng lên đến 250,000DWT. Ngoài ra, Gemadept đã đầu tư nhiều phương tiện thiết bị mới cho hoạt động khai thác của Gemalink, Cảng Bình Dương và Phước Long ICD.

dai-hoi-thong-nhat-thong-qua-cac-dinh-huong-trong-tam-nam-2023-ok.jpg
Đại hội biểu quyết thông qua các định hướng phát triển trọng tâm và chiến lược của Gemadept trong thời gian tới - Ảnh: Phó Bá Cường

Đặc biệt, trong năm 2022, Gemadept đã hoàn thiện thi công cụm Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 tại Hải Phòng đúng tiến độ, đạt yêu cầu chất lượng và đã khai trương, chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 24/05/2023. Quy mô giai đoạn 1 và 2 là 42ha, 880m cầu bến và công suất 1,2 triệu TEU/năm. Diện tích toàn cụm cảng là 65 ha, tổng công suất thiết kế 3 giai đoạn là 2 triệu TEU/năm. Sở hữu 7 cầu bến kéo dài 1,5 km, diện tích 70ha và năng lực tiếp nhận cỡ tàu container lên tới 48.000DWT, khi hoàn thiện, cụm cảng Nam Đình Vũ sẽ là cảng sông lớn nhất và quy mô nhất tại miền Bắc, có thể đón được các tàu feeder, tàu nội Á lớn nhất khu vực cảng sông.

Vượt qua khó khăn, đón đầu cơ hội năm 2023

Mặc dù trong những tháng đầu năm 2023, thế giới tiếp tục diễn biến bất ổn về địa chính trị, nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn phục hồi chậm và suy giảm, lãi suất cao và tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ, giá năng lượng thế giới tăng cao… dẫn đến bức tranh chung của năm nay có nhiều gam màu xám và bất định. Các tổ chức quốc tế đều đưa ra nhận định thấp về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023, với mức sụt giảm từ 0,5 đến 1,2 điểm phần trăm so với năm 2022. Nhưng với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu dài hạn, Gemadept vẫn đưa ra các cam kết với cổ đông duy trì sự tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có những cơ hội nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.

Cụ thể, năm vừa qua, doanh thu thuần của Gemadept duy trì mức tăng trưởng cao đạt 22% và bằng 103% kế hoạch năm đã đăng ký và về đích với 3.898 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cán mốc 1.308 tỷ, tăng 62% so với cùng kỳ và đạt 131% kế hoạch. Lợi nhuận từ hai hoạt động cốt lõi là khai thác Cảng (chiếm tỷ trọng gần 80%) và Logistics đều ghi nhận mức tăng ấn tượng hai chữ số. Tỷ trọng đóng góp của hai hoạt động này lần lượt là 76% và 24% trong tổng lợi nhuận công ty. Qua đó phát huy hiệu quả hệ sinh thái cảng và Logistics trong chiến lược phát triển của Gemadept. Song song đó, hoạt động Logistics và Shipping vẫn tiếp tục đà tăng trưởng.

Tại đại hội này, HĐQT Gemadept đã trình Đại hội đồng Cổ đông phê duyệt chỉ tiêu Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 3.920 tỷ đồng và 1.136 tỷ đồng, tương đương 103% và 114% so với kế hoạch năm 2022. Căn cứ vào kết quả kinh doanh thuận lợi năm 2022 và kết quả thoái vốn thành công cảng Nam Hải Đình Vũ, Công ty sẽ thực hiện chi cổ tức bằng tiền là 20% (tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu)".

Vượt qua khó khăn, đón đầu cơ hội, Gemadept sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực hệ sinh thái Cảng và Logistics nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, sớm triển khai tiếp giai đoạn 3 của Cụm cảng Nam Đình Vũ, mục tiêu đưa vào khai thác trong năm 2025. Khi hoàn thiện đầu tư cả 3 giai đoạn, cụm cảng Nam Đình Vũ sẽ phát huy tối đa lợi thế, đem đến những giá trị vượt trội cho các khách hàng, đối tác. Ngày 31/05/2023 vừa qua, Gemadept công bố thông tin về việc hoàn tất thoái vốn toàn bộ cổ phần của Công ty tại Cảng Nam Hải Đình Vũ nhằm tập trung nguồn lực phát triển cụm Cảng Nam Đình Vũ trở thành cảng sông lớn nhất miền Bắc.

Tại cửa ngõ phía Nam, cảng nước sâu Gemalink đang được hoàn tất các thủ tục để triển khai xây dựng giai đoạn 2, nâng công suất lên 3 triệu TEU/năm, sẽ đưa vào hoạt động từng phần đáp ứng nhu cầu của thị trường trong giai đoạn kinh tế phục hồi.

Ra mắt Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028

Đặc biệt, Đại hội đồng Cổ đông Gemadept năm 2023 đã tiến hành bầu cử Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2023 – 2028, kế thừa những thành quả vượt trội đã đạt được trong nhiệm kỳ trước, tiếp tục dẫn dắt Công ty hoàn thành Tầm nhìn 2025 và đạt đến những mục tiêu tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới.

hoi-dong-quan-tri-va-ban-kiem-soat-nhiem-ky-2023-2028-ok.jpg
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Gemadept nhiệm kỳ 2023-2028  - Ảnh: Phó Bá Cường

HĐQT cũng trình ĐHĐCĐ thông qua việc tạm dừng phương án phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo Nghị quyết số 056/NQ-ĐHĐCĐ-GMD ngày 25/04/2022 của ĐHĐCĐ cổ đông thường niên năm 2022. Nếu điều kiện thị trường thuận lợi và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn theo kế hoạch và phương án sử dụng vốn sau điều chỉnh, HĐQT sẽ trình lại ĐHĐCĐ xem xét và thông qua phương án phát hành mới. Ngoài ra, ĐHĐCĐ Gemadept 2023 đã thông qua việc lựa chọn đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023, thông qua việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Công ty nhằm mục tiêu triển khai đảm bảo tính pháp lý và thành công chiến lược công nghệ thông tin đồng bộ giữa Công ty và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết.

Tại Đại hội, Gemadept cũng trình cổ đông việc tạm dừng phương án phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu năm 2022 với lý do là điều kiện thị trường chưa thuận lợi để tiếp tục thực hiện phương án. Đồng thời, trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2022, việc hoàn thành chuyển nhượng Cảng Nam Hải Đình Vũ, Công ty đảm bảo được dòng tiền và nguồn vốn để triển khai các dự án và kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Trong năm 2023 và lộ trình đến năm 2025, Gemadept sẽ tiếp tục tập trung vào các định hướng trọng tâm phát triển hệ sinh thái tích hợp Cảng và Logistics bền vững.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Gemadept: Vượt khó khăn, đón đầu cơ hội phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO