1.png

Ở Việt Nam những năm gần đây, nhiều người cũng bắt đầu để ý đến loại hình nghệ thuật này. Tuy vậy, vấn đề cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ yêu thích mà chưa dành đủ sự quan tâm nghiên cứu với cái nhìn hệ thống, khái quát nhằm đưa ra những quan niệm, khái niệm thống nhất cho loại hình nghệ thuật – nhạc kịch Roadway đã khá thịnh hành ở các nước.

Qua thăm dò khảo sát ở một số đối tượng yêu nhạc trẻ, sinh viên,… phần đông các ý kiến cho rằng: “Broadway có nghĩa là đường phố và âm nhạc Broadway là âm nhạc đường phố, dành cho người lao động, giới bình dân trong xã hội”. Cũng có ý kiến khác cho rằng, “Âm nhạc Broadway có nguồn gốc từ những bài hát, vũ điệu dân gian của người nô lệ da đen...”. Theo Michael Parks Masterson(*) - một nghệ sĩ nhạc kịch sân khấu nổi tiếng của Mỹ: “Broadway chính xác là tên của một con đường tại thành phố New York, nằm chính giữa trung tâm nhạc kịch của thành phố này. Trong gần hai thế kỷ qua, Broadway đã hội tụ khoảng 40 nhà hát chuyên nghiệp và đã công diễn hàng ngàn vở nhạc kịch từ khắp nơi trên thế giới. Thành công về mặt thương mại của các nhà hát Broadway đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành nhạc kịch Hoa Kỳ nói chung, đem lại sức sống mới cho một loại hình nghệ thuật độc đáo, là sự pha trộn giữa giải trí với lịch sử và phê bình xã hội...”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bản chất nhạc kịch Broadway giống như Opera. 

3.png

Lịch sử nhạc kịch Broadway được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau với hàng ngàn vở diễn, bài hát và đã làm nên tên tuổi cho nhiều nghệ sĩ lừng danh thế giới. Và, một trong những vở nhạc kịch hiện đại, nổi tiếng, được dàn dựng vào những thập niên cuối thế kỷ XX có tên “Miss Saigon” của nhóm tác giả Claude-Michel Schonberg và Alain Boublil, lời do Richard Maltby, lấy bối cảnh ở Sài Gòn, Việt Nam vào thập niên 1970. “Miss Saigon” biểu diễn lần đầu tại nhà hát Broadway ngày 11/4/1991, và tính đến ngày 28/11/2001 (hơn 10 năm sau) vở này đã đạt đến 4092 buổi diễn.
Hiện nay khi nhắc đến những vở nhạc kịch được dàn dựng theo phong cách hiện đại, người ta thường nghĩ đến hai trung tâm nhạc kịch lớn: Broadway (New York, Hoa Kỳ) và West End (Anh Quốc) và một số nước phát triển khác ở châu Âu, châu Á... Theo Michael Parks Masterson, ông đã từng đến hơn 30 nước trên thế giới với vai trò là một nghệ sĩ biểu diễn, đạo diễn và giảng dạy. “Khi xem các vở Broadway được dàn dựng ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore... thực sự có nhiều thú vị. Dù ngôn ngữ giữa các quốc gia khác nhau nhưng người xem vẫn cảm nhận được nó vừa mang chất Broadway vừa đậm tính đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia”, Michael Parks Masterson nhận định.

2.png

Theo quan sát của chúng tôi, ở Việt Nam hiện đã có sự quan tâm, hội nhập với Broadway. Khởi nguồn với sự kiện nghệ sĩ người Anh - Brian Riedlinger trong chương trình Broadway đến Việt Nam “Amie Get Your Gun” (2008), “A Christmas Carol” - A New Musical (2010); Ca sĩ Đức Tuấn với Live Show “Music of the Night” và album cùng tên vào tháng 8/2009; Tuần lễ nhạc Broadway trong chương trình “Bước nhảy hoàn vũ” được phát sóng trên VTV3; Chương trình biểu diễn giao lưu văn hóa do Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức “Michael Parks Masterson Featuring Vietnamese Artists in Broadway in Vietnam”; Vở nhạc kịch “Chicago”, sản phẩm tốt nghiệp của đạo diễn trẻ Nguyễn Khắc Duy - Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh với bốn đêm diễn tại Nhà hát kịch TP.HCM (6/2013); Hai vở diễn “Góc phố danh vọng” và “Đêm hè sau cuối” của đạo diễn trẻ Nguyễn Phi Phi Anh (8/2013). Những năm tiếp theo đó có những vở nhạc kịch của nhóm Buffalo do Nguyễn Khắc Duy đạo diễn như: “Highschool Musical”, “Tuyết Sài Gòn”, “Vũ nữ”; Những vở nhạc kịch thế giới đã được “Việt hóa” như “Những người khốn khổ”; “Mamma Mia”; “Cabaret”... trong chương trình “Broadway in Sài Gòn”. Năm 2016 có những vở nhạc kịch thuần Việt như “Tấm Cám”, “Chuyện tình nàng Giáng Hương”. Năm 2018 có “Dế Mèn phiêu lưu ký” dựng theo tác phẩm văn xuôi nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, vở “Con Dơi” theo tác phẩm Operetta của J.Strauss II (Áo), cả hai vở này đều do Nhà hát giao hưởng, Nhạc-Vũ-Kịch TP.HCM dàn dựng... Gần đây nhất là vở “Sóng” - lấy cảm hứng từ vẻ đẹp trong thơ và cuộc đời của nữ sĩ Xuân Quỳnh do Nhà hát Tuổi Trẻ dàn dựng và công diễn vào tháng 3/2022; và vở “Alice in Wonderland” vừa được công diễn đầu tháng 10/2022 tại Nhà hát lớn Hà Nội...

Tuy số chương trình, người biểu diễn, công chúng thưởng thức chưa phải là nhiều, nhưng những gì loại hình nghệ thuật này bước đầu đã cho thấy sự thành công của nó.

4.png

Từ điểm nhìn này chúng ta có thể hy vọng rằng, sự lựa chọn mới trong nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người Việt (nhất là giới trẻ) sẽ giúp nâng cao đời sống tinh thần, thị hiếu thẩm mỹ ở Việt Nam là điều đáng mừng và khích lệ. Và nếu có định hướng đúng, kịp thời thì một ngày không xa nhạc kịch Việt Nam cũng sẽ dàn dựng được những vở diễn Broadway của nước nhà có quy mô, giá trị và thu hút người xem thông qua ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt, phù hợp với đặc trưng tâm lý và văn hóa của con người và đất nước Việt Nam trong kỷ nguyên hội nhập, toàn cầu hóa.

(*) Là Đại sứ Văn hóa của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông đã đến Việt Nam và có buổi nói chuyện chuyên đề với sinh viên, giảng viên và đạo diễn một đêm diễn tại Nhạc viện TP. HCM có chủ đề: “Michael Parks Masterson cùng các nghệ sĩ Việt Nam trong chương trình - Broadway Việt Nam”

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Nhạc kịch Broadway: Sức hút mới ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO