Sinh viên cần làm gì để "sinh tồn" trong thời đại 4.0?

Tuoitrethudo.vn|15/11/2018 09:32

(VLR) Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Do đó yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin đang là một thách thức đối với Việt Nam.

Cách mạng 4.0 đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo

Cách mạng 4.0 đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo

Nhiều cơ hội việc làm cho ngành công nghệ thông tin

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0. Những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông sẽ chịu tác động lớn và có nguy cơ thất nghiệp. Trong khi đó, trang web việc làm VietnamWorks, dự báo gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ ra trường trong năm 2017 và 2018, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT.

Các công ty gia công phần mềm và công ty phần mềm trong nước đang ở trong cuộc chiến tranh giành người. Nhiều doanh nghiệp lớn như Viettel, VNPT, FPT... luôn tạo nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự IT, hàng năm liên tục có các đợt tuyển dụng lớn cho sinh viên đến người có kinh nghiệm.

So với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT

So với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT

Đại diện bộ phận Hỗ trợ việc làm, Quan hệ doanh nghiệp và Cựu sinh viên của Đại học RMIT Việt Nam, cho biết trong vòng 9 tháng từ đầu năm, cứ mỗi sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ và kĩ thuật ra trường, có đến hơn 10 cơ hội việc làm từ các doanh Nghiệp có nhu cầu tuyển dụng “đặt hàng” cho trường.

Như vậy, có thể nói nhóm các ngành kỹ thuật trình độ cao, công nghệ thông tin đã và đang trở thành những ngành nghề đón đầu xu thế phát triển chung của thế giới với nhiều cơ hội việc làm tốt, với mức lương mong đợi.

Sinh viên cần rèn luyện gì trong thời đại 4.0?

Nhu cầu về lao động có trình độ và kỹ năng cao là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng những điều chỉnh có tính chiến lược của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nguồn nhân lực phải được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tế, trình độ ngoại ngữ…

Nguyễn Quang Bửu - cựu sinh viên RMIT Việt Nam, Kỹ sư phần mềm tại Goolge tại California, Mỹ, tại buổi tọa đàm về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai trong ngành kỹ thuật, tổ chức tại trường Đại học RMIT Việt Nam cho biết đối với ngành công nghệ thông tin, việc trang bị kiến thức nền tảng và các kỹ năng mềm rất quan trọng.

Sinh viên cần rèn luyện kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tế, trình độ ngoại ngữ để tạo lợi thế cho bản thân

Sinh viên cần rèn luyện kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tế, trình độ ngoại ngữ để tạo lợi thế cho bản thân

“Khi làm việc tại các hãng lớn như Google, Facebook đòi hỏi các kỹ sư phải nắm vững kiến thức nền tảng và là cơ sở để bổ sung các kiến thức mới. Bên cạnh đó, khi làm việc tại những nhóm lớn với hàng chục hàng trăm người, mỗi nhóm làm việc đều có các thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới, như nhóm của tôi gồm 50 người đến từ 18 quốc gia thì làm sao phải hiểu được nền văn hóa, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, giải quyết vấn đề và viết báo cáo rất quan trọng để làm việc hiệu quả và giao tiếp tốt trong nhóm” – bạn Nguyễn Quang Bửu chia sẻ.

Bên cạnh đó, khi trả lương cao nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi khá cao ở ứng viên. Kỹ năng chuyên môn cùng với các kỹ năng mềm, khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát luôn được đòi hỏi ở mức cao.

Đào tạo nhân lực chất lượng theo xu hướng doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Ngọc Thành - giảng viên ngành Công nghệ thông tin, Đại học RMIT Việt Nam việc đào tạo nguồn nhân lượng chất lượng cao và thạo nghề phải gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp.

“Giáo trình phải luôn được cập nhật mỗi học kỳ. Tại RMIT Việt Nam, chúng tôi có cơ chế Hội đồng cố vấn chuyên môn bao gồm các thành viên là đại diện các công ty phần mềm lớn hoạt động tại Việt Nam. Thông qua cơ chế này, nhà trường và doanh nghiệp sẽ kết nối chặt chẽ với nhau và đào tạo các kỹ sư theo mong muốn từ doanh nghiệp.” – vị này chia sẻ.

Sinh viên Khoa Khoa học & Công nghệ RMIT Việt Nam tại một giờ học trên lớp

Sinh viên Khoa Khoa học & Công nghệ RMIT Việt Nam tại một giờ học trên lớp

Trên cơ sở đó, RMIT Việt Nam sẽ phân bố các môn học tự chọn phù hợp với xu thế công nghệ như blockchain và Internet of Things (mạng lưới vạn vật kết nối Internet). Trong mỗi môn học, RMIT chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm, kiến thức nền tảng và chuyên sâu giúp sinh viên có thể ứng phó với các bài toán kỹ thuật khó như công nghệ web mới HTML5, CSS3, ES6, ReactJS, Redux… Đây là những công nghệ nâng cao và khó nhưng đang được rất nhiều doanh nghiệp săn đón và đặt hàng.”

Nhờ vậy mà 100% sinh viên ngành CNTT của trường ĐH RMIT Việt Nam đều có việc làm ngay sau khi kết thúc kì thực tập hoặc đang trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp, nhờ vào việc có kiến thức chuyên môn cập nhật xu hướng mới nhất trong ngành, và kĩ năng ngoại ngữ cũng như các kĩ năng mềm mà các doanh nghiệp đang cần trong thời đại mới.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Sinh viên cần làm gì để "sinh tồn" trong thời đại 4.0?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO