Tầm chiến lược của hai tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành

Võ Thị Phương Thủy (tổng hợp) |13/03/2023 19:20

Hiện nay, chúng ta đã và đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Vì vậy, nhiều tuyến cao tốc đang được triển khai đồng bộ,

Xây dựng hai tuyến cao tốc chiến lược

Tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình có chiều dài dự kiến khoảng 88 km. Trong đó, đoạn tuyến qua tỉnh Ninh Bình dài 26 km, dự kiến giao tỉnh Ninh Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư; đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Nam Định, Thái Bình dài 62 km, dự kiến giao tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án. 

img7123-16786016712411365052333.jpg
Để có thể xây dựng 2 tuyến cao tốc nói trên, Thủ tướng yêu cầu công tác chuẩn bị đầu tư phải tích cực, kỹ lưỡng, chất lượng hơn nữa. 

Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài gần 129 km, thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Tây, dự kiến giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu, đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết cho 6 vùng kinh tế - xã hội bao gồm Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó đều xác định rõ các tuyến đường cao tốc phải làm.

Vì vậy, cùng với nhiều tuyến cao tốc đang được triển khai đồng bộ, tích cực trên cả nước thì việc đầu tư xây dựng 2 tuyến cao tốc nói trên, được Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp liên quan về phương án dự kiến đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), là rất cần thiết, theo tinh thần đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm.

"Hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro"

Đó là phương châm được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ khi nói đến phương thức đầu tư. 

img7124-1678601438006252980527.jpg
Về phương thức đầu tư, Thủ tướng đề nghị đầu tư theo hình thức đối tác công tư, kết hợp nguồn vốn Trung ương, địa phương và doanh nghiệp theo Luật Hợp tác công tư PPP

Thủ tướng yêu cầu công tác chuẩn bị đầu tư phải tích cực, kỹ lưỡng, chất lượng hơn nữa. Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các mỏ nguyên vật liệu để giao cho chủ đầu tư, nhà thầu khi triển khai dự án theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Các nhà tư vấn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát vào tình hình thực tiễn, tất cả vì cái chung.

Về thiết kế, Thủ tướng yêu cầu các tuyến cao tốc phải có quy mô 4 làn hoàn chỉnh, tính toán lại tổng mức đầu tư, suất đầu tư cho phù hợp.

Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ, địa phương và các cơ quan, đơn vị chủ thể liên quan phải vào cuộc, các bộ ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, quyết liệt, khẩn trương, tiết kiệm, chống tiêu cực, lãng phí.

Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải sẽ bổ sung các dự án này vào danh mục các công trình, dự án chỉ đạo triển khai.

Chính phủ sẽ có tổ công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phụ trách để giải quyết các thủ tục liên quan. Các địa phương phải có tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị, triển khai các dự án này.

Bài liên quan
  • Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo: Chủ động, sẵn sàng để đảm bảo tiến độ chung
    Trong 3 dự án cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức PPP, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách (VGF) của dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo tuy ký hợp đồng chậm hơn nửa năm so với 2 dự án còn lại nhưng lại cao nhất, đạt 99,3% kế hoạch; dự án Nha Trang - Cam Lâm là 97,6%, trong khi dự án Diễn Châu - Bãi Vọt chỉ mới được thông vốn VGF từ đầu tháng 9, giải ngân chưa đến 50% kế hoạch năm 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Tầm chiến lược của hai tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO