Trường THPT Đồng Lộc (Hà Tĩnh) gặp gỡ cựu học sinh qua các thời kỳ

Ngô Đức Hành |18/06/2023 16:59

Chủ trì cuộc gặp có Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng bộ - ThS. Nguyễn Huy Tuấn và Ban Giám hiệu nhà trường, cùng nhiều cựu học sinh THPT Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội và nhiều địa phương đã về tham dự.

352871200_812099977295564_4478566882226925795_n.jpg
Toàn cảnh buổi gặp mặt

Mái trường trên mảnh đất anh hùng

Cách đây 50 năm, ngay sau khi Mỹ ngừng ném bom Miền Bắc, đầu năm 1973 Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên vào kiểm tra Hà Tĩnh. Thay mặt Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND, ông Trần Quang Đạt đề nghị "đặc cách" cho Hà Tĩnh được mở Trường Cấp 3 Đồng Lộc, để ghi nhớ công ơn của các liệt sỹ đã hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc; tạo điều kiện cho con em nhân dân miền núi Can Lộc có điều kiện học. 

Đây là các xã thuộc vùng Trà Sơn (Can Lộc) nằm dọc tuyến đường 15A từ Nhân Lộc qua Thượng Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc...; đặc biệt là Ngã ba Đồng Lộc từng là trọng điểm đánh phá ác liệt, dai dẳng của  Mỹ, nên số học sinh học hết cấp 3 rất ít. Bộ trưởng đồng tình và sau đó Bộ Giáo dục ra quyết định chấp thuận. 

Sau mấy tháng chuẩn bị, với sự vào cuộc quyết liệt của Sở Giáo dục, Huyện ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc, cấp ủy, chính quyền các xã Đồng Lộc, Trung Lộc, Thượng Lộc, Nhân lộc, Vĩnh Lộc, Mỹ Lộc vượt lên bao khó khăn những ngôi nhà tranh tre nứa lá được dựng lên trên đồi Khiêm Ích để làm lớp học, Nhà điều hành.

Đồi Khiêm Ích, nơi Cấp III Đồng Lộc đứng chân vốn là đồn binh Khiêm Ích của Pháp xây dựng để uy hiếp phong trào cách mạng của nhân dân các Tổng Nga Khê, Khố Nội, Khiêm Ích (nay là các xã bán Trà Sơn), cũng là “Địa chỉ Đỏ” trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931; và là một trong điểm đánh phá của không quân Mỹ qua hai cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai (1965 – 1972).

Ngày 05/9/1973, tiếng trống khai giảng năm học đầu tiên của Trường Cấp III đầu tiên trên vùng bán sơn địa Trà Sơn vang lên trong niềm vui vỡ òa của phụ huynh, học sinh và nhân dân các xã trên địa bàn.

Năm học đầu tiên (1973 – 1974), Trường có 7 lớp (3 lớp 8, 2 lớp 9 và 2 lớp 10). Khối 8 Trường tự tuyển sinh theo quy chế chung, khối 9 và khối 10 chuyển số học sinh là con em các xã Trung Lộc, Đồng Lộc, Thượng Lộc, Khánh Lộc, Xuân Lộc, Tiến Lộc và Thị trấn Nghèn đang học tại Trường Cấp III Can Lộc (đóng ở Trường Lộc – Can Lộc) và một số học sinh các xã Quang Lộc, Sơn Lộc, Mỹ Lộc từ trường cấp III Lý Tự Trọng (đóng ở thị trấn Thạch Hà) về. Phụ huynh và học sinh rất phấn khởi vì được học “trường nhà” khoảng cách gần hơn, nhiều em chấm dứt cảnh ở trọ xa nhà. Mới đó đã 50 năm trôi qua.

352862709_1010945876732134_6786712534756031581_n.jpg
Hiệu trưởng Nguyễn Huy Tuấn cho biết số học sinh của Trường THPT Đồng Lộc có tổng số điểm xét tuyển tổ hợp 3 môn vào Đại học ngày càng cao

Ngay trong khóa học 1973 - 1974, 1974 - 1975 nhiều Đoàn viên, thanh niên các khối 9, 10 đã xung phong lên đường nhập ngũ. Đã có hàng trăm học sinh của nhà trường “xếp bút nghiên” lên đường ra trận, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975. Nhiều em đã có mặt trong các binh đoàn tiến vào Sài Gòn, góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

Truyền thống dạy tốt, học tốt

Nửa thế kỷ đã đi qua, nhiều thầy cô thế hệ đầu tiên của Nhà trường đã về “miền mây trắng” nhưng trong kí ức của thế hệ học trò đầu tiên mãi vẹn nguyên hình ảnh những người thầy, người cô áo sờn vai, cơm độn sắn bám lớp, bám trường, cùng lao động san lấp hố bom, xây dựng trường lớp với phụ huynh vượt lên những khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tâm huyết giảng dạy, giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh thân yêu.

Nhà giáo Thân Văn Tình, nguyên Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường 1989 - 2001 nhớ lại: "Trong khó khăn, gian khổ thiếu thốn vật chất tình đồng chí, đồng nghiệp càng được nâng cao tạo nên sức sống cho việc xây dựng các tập thể điển hình, các cá nhân tiên tiến, xuất sắc. Tấm gương vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các đồng chí Nguyễn Đăng Ái, Bùi Ngạn, Lê Văn Ngọ, Trần Đình Tài, Mai Thị Hạnh, Trần Thị Việt... đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, gắn việc học tập văn hóa với rèn luyện đạo đức tác phong con người mới XHCN cho học sinh".

Sau 13 năm phát triển đến năm 1986, Trường Cấp III Đồng Lộc đã trở thành một trong những trường có quy mô lớn của tỉnh Hà Tĩnh. Nhà trường có 36 lớp, gần 2.000 học sinh, hơn 100 giáo viên, cán bộ công nhân viên, cơ sở trường lớp, thư viện, trang thiết bị thí nghiệm... từng bước được củng cố đáp ứng yêu cầu. Đó là điều kiện để Nhà trường bước vào sự nghiệp đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng.

352867831_652206626772958_3802496180141181786_n.jpg
Theo GS.TS Trần Đình Hòa (một trong những cựu học sinh Nhà trường thành đạt): "Truyền thống hiếu học, vươn lên bất chấp mọi khó khăn và nhân văn của người con quê hương Can Lộc luôn trở thành nhiệt huyết của nhiều thế hệ"

Sau nhiều thay đổi, dù khó khăn, thách thức năm học 2011 – 2012 Nhà trường được công nhận Trường chuẩn quốc gia. Để xây dựng môi trường sư phạm tốt, dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt, Đảng ủy Ban Giám hiệu nhà trường tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên “vừa hồng vừa chuyên”, lắng nghe, chia sẽ mọi tâm tư tình cảm của học sinh, phụ huynh, chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi, chú trọng giúp đỡ những học sinh học lực còn non, các em có hoàn cảnh khó khăn, con em thương binh, liệt sĩ, người có công.

Trong những năm qua đã có hơn 500 lượt cán bộ quản lý, giáo viên được dự các lớp tập huấn của Bộ, Sở tổ chức, khả năng ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy chương trình cải cách luôn được cập nhật. Các phong trào xây dựng “Trường học thân tiện, học sinh tích cực” đi vào chiều sâu, vững chắc. Phong trào thi đua giáo án tốt, thực nghiệm giảng dạy tốt trong giáo viên ngày càng vào nề nếp. Những cố gắng bền bỉ của thầy và trò đã được đáp đền xứng đáng. Đảng bộ Nhà trường, từ năm 2011 đến nay liên tục đạt “Trong sạch, vững mạnh”, “Vững mạnh xuất sắc”, tập thể sư phạm nhà trường liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc”. Hàng năm sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học đã được hoàn thành, ứng dụng thực tiễn có kết quả rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

"Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh giỏi luôn nằm trong tốt đầu của Tỉnh. Đội ngũ giáo viên ngày càng có nhiều bước trưởng thành mới, toàn diện", Hiệu trưởng Nguyễn Huy Tuấn cho biết tại cuộc gặp gỡ.

Theo ThS. Nguyễn Huy Tuấn cho biết tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp hằng năm trên 99%, số học sinh có tổng số điểm xét tuyển tổ hợp 3 môn vào Đại học ngày càng cao; đặc biệt năm học 2021-2022 số học sinh có tổng 3 môn xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên nằm trong TOP 5 toàn tỉnh Hà Tĩnh; số lượng học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh luôn xếp trong TOP 10 toàn tỉnh, năm học 2021-2022 xêp thứ 2 đặc biệt có 5 học sinh đạt Học sinh giỏi quốc gia. Về cán bô, giáo viên có… lượt được tặng giấy khen, lượt tặng bằng khen … 

352871180_1351722722355695_5483384539747068992_n.jpg
Lời ca tiếng hát ôn lại truyền thống quê hương của các cựu học sinh

Nhà trường đã được Thủ tướng Cính phủ tặng Bằng khen; Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Tỉnh tặng Bằng khen; nhiều năm liền được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, đặc biệt năm học 2018-2019 Nhà trường được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Đơn vị dấn đầu phong trào thi đua”, là điển hình tiên trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020.

Tại cuộc gặp gỡ, ôn lại truyền thống 50 năm của Trường, nhiều cựu học sinh đã chia sẻ cảm xúc, tự hào về những năm tháng được học tập tại Trường Cấp III (nay là THPT) Đồng Lộc. "Chúng ta đã và luôn nâng nui giá trị cốt lõi là truyền thống hiếu học, vươn lên bất chấp mọi khó khăn và nhân văn của người con quê hương Can Lộc, Hà Tĩnh. Điều này luôn là động lực để nhiều thế hệ học sinh Nhà trường thành công ở nhiều lĩnh vực công tác", GS.TS. Trần Đình Hòa - Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi, cựu học sinh của Trường xúc động chia sẻ tại buổi gặp mặt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Trường THPT Đồng Lộc (Hà Tĩnh) gặp gỡ cựu học sinh qua các thời kỳ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO