"Tướng trẻ" của ông Phạm Nhật Vượng sẵn sàng "nghênh chiến" với Grab?

Bảo Hân (tổng hợp) |29/07/2023 14:18

Hé lộ thời điểm ra mắt dịch vụ xe ôm công nghệ bằng xe máy điện có thể rơi vào tháng 8 tới, ông Nguyễn Văn Thanh, CEO của GSM đề cập đến việc "thay đổi cuộc chơi".

nvt.jpg
Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc GSM

Dù chưa có thông cáo chính thức nhưng những thông tin về việc ra mắt dịch vụ giao hàng và di chuyển bằng xe máy điện đang được phía Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) không ít lần úp mở trên nền tảng mạng xã hội.

Sau khi GSM đăng tải kế hoạch chiêu mộ hơn 20.000 tài xế mới cho mảng này thì mới đây ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc GSM - đã gợi mở vấn đề "tháng 8 này thị trường xe ôm công nghệ có thêm tân binh?", hàm ý hé lộ về thời gian ra mắt dịch vụ mới của công ty này.

Theo đánh giá của CEO GSM, lĩnh vực gọi xe công nghệ đã không còn xa lạ với đời sống hiện đại. Quy mô lĩnh vực này tại Việt Nam ước tính đạt 3 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến lên đến 5 tỷ USD vào năm 2025, tỷ lệ tăng trưởng kép là 21%.

Kể từ năm 2014 khi Grab gia nhập thị trường gọi xe công nghệ, đến nay, các ứng dụng đặt xe, ứng dụng giao hàng, gọi đồ ăn… nằm trong danh mục không thể thiếu trên màn hình điện thoại của đa số người dân tại các thành phố lớn.

Nhiều cái tên cũng đã đến rồi lại đi như Uber, Fastgo Vato… để lại thị phần hiện được định hình chủ yếu bởi các tay chơi lớn như Grab, Be, Ahamove hay Gojek và trong 5 năm qua, tình hình này hầu như chưa có nhiều thay đổi.

Ông Thanh cho rằng, bất kể một ngành nghề nào lâu đời cũng cần có sự thay đổi. Trong lĩnh vực gọi xe công nghệ, theo ông Thanh, xe điện chính là nhân tố cần thiết để làm nên chuyện này.

Việc các ứng dụng lớn trên thế giới như Grab, Uber, Gojek, Kakao Mobility, Didi hay Ola đã bắt đầu có sự chuyển mình với các dự án riêng cho xe điện cũng như có lộ trình cho sự chuyển dịch này chính là minh chứng cho câu trả lời trên.

GSM là công ty do đích thân ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup - thành lập. Ông Vượng đóng góp 2.850 tỷ đồng trong tổng số 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ của GSM (tương đương 95%) thông qua 50,8% triệu cổ phiếu VIC.

Theo công bố của VinGroup, Tổng giám đốc của GSM – Nguyễn Văn Thanh, sinh năm 1992 (năm nay 31 tuổi). Nguyễn Văn Thanh là một trong những lãnh đạo trẻ nhất tại VinGroup ở thời điểm hiện tại và đã có thời gian gắn bó với công ty.  Tổng giám đốc GSM bắt đầu gia nhập VinBus vào năm 2019 và đang đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc của Vinbus.

Vị trí hiện tại của Nguyễn Văn Thanh là thành viên HĐQT và cổ đông của một công ty tư nhân về logistics nội địa. Được biết, công ty này hoạt động trong lĩnh vực vận tải nội địa, logistics, kho bãi với hơn 150 xe tải, nhà kho rộng 35.000 m2 và 300 nhân viên tại TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ với doanh thu lớn hơn 5 triệu USD hàng năm.

Theo Forbes Việt Nam giới thiệu, Thanh thành lập nhà máy dệt của riêng mình vào năm 18 tuổi, rồi nghỉ học đại học giữa chừng để làm việc cho nhiều công ty lớn.

Ông Nguyễn Văn Thanh (Thanh Nguyễn) là một trong những nhà lãnh đạo trẻ nhất tại Vingroup, gia nhập VinBus từ năm 2019 và tập trung phát triển hệ thống cung cấp các phương tiện di chuyển với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận”, Forbes cho biết.

Nguồn: Dân Trí, Bốn Bánh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
"Tướng trẻ" của ông Phạm Nhật Vượng sẵn sàng "nghênh chiến" với Grab?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO