Việt Nam đề xuất ICC đưa gỗ dừa vào danh mục sản phẩm cần theo dõi

Anh Khoa|07/12/2023 06:57

Cộng đồng Dừa Quốc tế (ICC) đã khai mạc Hội nghị lần thứ 59 cấp Bộ trưởng tổ chức tại Indonesia vào ngày 05/12/2023. Đại diện Việt Nam đề xuất ICC đưa gỗ dừa và gáo dừa thô chưa sản xuất vào danh mục các sản phẩm ngành dừa cần được theo dõi nhằm nâng giá trị khai thác của các sản phẩm từ dừa.

ha-dai-dien-viet-nam-icc-06122023.png
Ông Cao Bá Đăng Khoa – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam (ngồi ngoài cùng bên phải) tham dự Hội nghị 

Những vấn đề được nêu ra tại Hội nghị bao gồm:

Tuyên bố của các quốc gia thành viên Cộng đồng Dừa Quốc tế (ICC) về các chính sách, các quy định pháp luật của từng quốc gia nhằm phát triển ngành dừa.

Các quy định về kiểm soát vùng trồng, vùng nguyên liệu, về dự kiến trồng dừa ở các vùng mới.

Yêu cầu các quốc gia báo cáo về diện tích, sản lượng, giá dừa và giá các sản phẩm từ dừa đối với từng thị trường khu vực trên toàn thế giới.

Báo cáo về biến đổi khí hậu, dịch bệnh đối với từng quốc gia làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng dừa.

Đặc biệt tại hội nghị lần này, ICC cũng yêu cầu báo cáo diện tích dừa trồng mới. Các kế hoạch dự kiến sẽ trồng mới trong năm 2024 của từng quốc gia.

Đưa vào theo dõi các dòng sản phẩm phụ từ dừa như dầu nhờn, dầu phụ phẩm và tận dụng các phụ phẩm phế liệu khác từ dừa để sản xuất ra các sản phẩm thứ cấp.

Đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị, ông Cao Bá Đăng Khoa – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam đã báo cáo về tình trạng xâm nhập mặn của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây làm ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu dừa lớn nhất tại Việt Nam.

Đồng thời, ông đề xuất ICC đưa vào theo dõi gỗ dừa và gáo dừa thô chưa sản xuất. Đây là những vùng những loại nguyên liệu để dùng trong sản xuất, xây dựng và hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị rất cao. Đề xuất này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều thành viên các nước tham dư là Philippines, Malaysia, Indonesia, Sri Lanka.

Đề xuất của ông đã nhận được đóng góp nên tận dụng gỗ dừa sau 60 tuổi, vì trước 60 tuổi dừa còn cho trái hiệu quả.

Tại Hội nghị, đại diện Việt Nam cam kết sẽ gắn bó chặt chẽ nhiều hơn các cái sự kiện, các chương trình chính sách giữa Việt Nam và các hoạt động của Cộng đồng Dừa Quốc tế trong thời gian tới.

Hiệp hội Dừa Việt Nam cũng đã gặp gỡ Chủ tịch Hiệp hội Dừa Indonesia, Thái Lan để thỏa thuận các điều kiện sẽ hợp tác trong tương lai, tiến tới ký kết một thỏa thuận chung giữa Việt Nam với Indonesia, Thái Lan.

Hội nghị dự định sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 5 đến ngày 7/12/2023 với các nội dung tuyên bố chung về xây dựng các cái tiêu chuẩn quy định cho ngành dầu dừa cao cấp là mặt hàng sản xuất với giá trị cao nhất của ngành dừa.

Bài liên quan
  • Khảo sát "Nhà Dừa Việt Nam", bước đầu quảng bá du lịch dừa ra thế giới
    Ngày 17/08/2023, Hiệp hội Dừa Việt Nam tổ chức chuyến khảo sát Nhà dừa tại Tỉnh Vĩnh Long để làm cơ sở nghiên cứu công nhận nơi đây trở thành “Nhà dừa Việt Nam”. Điểm du lịch này sẽ được Hiệp hội báo cáo về Cục Du lịch Việt Nam và Cộng đồng dừa thế giới (International Coconut community – ICC) nhằm thúc đẩy và quảng bá các sự kiện du lịch của địa phương và khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam đề xuất ICC đưa gỗ dừa vào danh mục sản phẩm cần theo dõi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO