Xu thế tiêu dùng thời trang “hữu cơ”
Năm 2023 vừa qua, thị trường thời trang chứng kiến nhiều thay đổi đáng kể, đặc biệt là từ sau giai đoạn Covid - 19, người tiêu dùng có xu hướng hướng tới thời trang bền vững. Trên nền tảng đó, nhiều doanh nghiệp thời trang đẩy mạnh sản xuất sản phẩm may mặc từ nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Nguồn: Cardina
Hướng đến “xanh hóa” ngành dệt may
Thời trang bền vững (TTBV) hay còn gọi là sustainable fashion (eco fashion) – một khái niệm tích hợp của “thời trang” và “bền vững”, đang tạo thành một xu hướng đi đầu trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay.
TTBV hướng tới giảm tác động lên môi trường và đề cao trách nhiệm xã hội trong toàn bộ quá trình sản xuất - Nguồn: Brands Vietnam
Thời trang bền vững sử dụng chất liệu an toàn, có khả năng phân hủy hoặc tái sử dụng để sản xuất các mặt hàng thời trang, chẳng hạn như len, vải lanh và bông, được trồng và thu hoạch mà không có thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại. Những nguyên liệu này có khả năng phân hủy sinh học và không góp phần tích tụ chất thải tại các bãi chôn lấp.
Nguồn: Thời trang HeraDG
Sản phẩm từ nguyên liệu thiên nhiên dễ dàng phân hủy, hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường.
Một khía cạnh quan trọng khác của thời trang “xanh” là sản xuất có trách nhiệm, bao gồm giảm thiểu chất thải, giảm tiêu thụ năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này bao gồm việc lựa chọn các quy trình sản xuất ít gây hại cho môi trường hơn, chẳng hạn như sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên thay vì hóa chất độc hại.
Ngoài ra, thời trang bền vững còn thúc đẩy việc phân phối và tiêu thụ có trách nhiệm các mặt hàng thời trang. Điều này có nghĩa là đảm bảo rằng chuỗi cung ứng một cách có đạo đức và người lao động được trả lương công bằng cũng như làm việc trong điều kiện an toàn và nhân đạo, đồng thời nhấn mạnh việc giảm tỉ lệ tiêu dùng quá mức và tạo ra những mặt hàng quần áo bền bỉ, lâu dài. Trên cơ sở đó, sản xuất sản phẩm may mặc từ nguyên liệu thiên nhiên có thể giảm thiểu những bất cập tồn tại trong ngành thời trang như thời trang nhanh.
Quy trình sản xuất là yếu tố quan trọng trong thời trang “xanh” - Nguồn: ELLE
Tín hiệu tích cực
Ngày nay, xu hướng thời trang “hữu cơ” đã len lỏi vào văn hóa đại chúng và được thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung đón nhận như một hình thức tiếp cận thời trang gắn liền lối sống có trách nhiệm với môi trường. Chính vì vậy, tâm lý người dùng đang chuyển xu hướng sang những sản phẩm làm từ thiên nhiên, không chỉ ít gây hại đến môi trường mà còn lành tính cho người sử dụng.
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen (2021) chỉ ra, có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm đến từ thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường (tỷ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á là 76%). Việc doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với môi trường cũng tác động đến quyết định mua hàng của 62% người tiêu dùng Việt.
Đa dạng nguồn nguyên liệu dệt may “xanh”
Trong xu thế nhiều người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường, nhiều nhà thiết kế và doanh nghiệp dệt may đang dần chuyển sang tạo ra nhiều dòng sản phẩm theo mùa xuyên suốt cả năm sang thiết kế có thể ở lại với người tiêu dùng trong nhiều năm, giúp giảm áp lực lên sản xuất, gia công, vận chuyển hàng hóa.
Theo đó, càng nhiều người tiêu dùng và các nhãn hàng thời trang đang dần chuyển sang “thời trang chậm” với các giải pháp, quy trình sản xuất được rút ngắn và tiết kiệm hơn, thân thiện hơn với môi trường như thuộc da không độc hại, thuốc nhuộm được lấy từ trái cây và chất thải…
Hưởng ứng xu thế đó, đa dạng vật liệu dệt may từ thiên nhiên được các nhà sản xuất thời trang sử dụng cho sản phẩm của mình. Tại triển lãm Texture Việt Nam 2023, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: “Hiện một số doanh nghiệp dệt may đã đưa ra nhiều sản phẩm tái chế với tỉ lệ - 40%, thậm chí tỉ lệ pha trộn tái chế đã lên đến 50 - 60%”.
Á hậu Hương Ly diện chiếc váy dạ hội do chính tay cô làm từ giấm ăn trong đêm bán kết Miss Universe Vietnam năm 2022 - Nguồn: Báo Phụ nữ
_______________________________________________________
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Đại diện Công ty TNHH Thời trang Anima Việt Nam cho biết, chú trọng đến việc sử dụng sợi bamboo cao cấp - nguồn tài nguyên thiên nhiên thân thiện và bền vững, sợi bamboo không chỉ mang lại độ mềm mại, thoáng mát và an toàn cho người sử dụng, mà còn có tính kháng khuẩn và khử mùi, giúp duy trì cảm giác thoải mái trong suốt thời gian dài sử dụng.
Sản phẩm từ vải sợi tre tại một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Phú Quốc, Kiên Giang
Kilomet109 là thương hiệu thời trang sinh thái duy nhất hiện tại Việt Nam, ứng dụng chất liệu vải thực vật tự nhiên lẫn áp dụng quy trình sản xuất, may thêu truyền thống:
Nhuộm sinh thái, kỹ thuật gia công, sản xuất truyền thống thủ công, ví như đan len, đan chất liệu da, thêu, hoặc in tay cũng được ứng dụng - Nguồn: Dosiin
Sản phẩm túi xách lá sen đến từ Ecolotus - một thương hiệu thời trang Việt Nam cũng nhanh chóng nhận được quan tâm bởi ứng dụng thành công chất liệu thực vật tự nhiên để sản xuất dòng túi xách đầy tính hữu ích.
Túi xách làm từ lá sen của Ecolotus - Nguồn: Dosiin
Ở thị trường quốc tế, Salvatore Ferragamo là một trong những thương hiệu tiên phong sản xuất áo thun và khăn làm bằng vải dệt từ vỏ cam. Cơ bản, người ta đã có thể làm ra các loại vải vóc từ thân cây chuối, tre nứa, dứa,… Những loại vải này có khả năng phân hủy tự nhiên:
Nguồn: Loạt chất liệu làm nên “thời trang bền vững”
Chiếc túi làm từ da “vỏ xoài” - Nguồn: Báo Thanh Niên
Áo thun và khăn choàng làm bằng vải dệt từ vỏ cam - Nguồn: Dosiin
NTK Iris van Herpen được xem là người dẫn đầu xu hướng “quay về” sử dụng kỹ thuật truyền thống khi đã sử dụng máy cắt laser và máy in 3D để thiết kế nên trang phục nhằm tối ưu hoá khả năng bền vững trong các thiết kế thời trang:
Ứng dụng của công nghệ in 3D cho phép sử dụng mực in sinh học để in ấn những bộ trang phục thân thiện với môi trường, tạo nên một môi trường thiết kế sạch sẽ - Nguồn: Dosiin
Siêu thương hiệu thời trang như Nike cũng dần thêm thắt yếu tố bền vững vào sản phẩm của mình, gã khổng lồ đồ thể thao đã tung ra 5 kiểu giày bao gồm tổng cộng 9 lựa chọn, mỗi kiểu được tạo ra bằng cách sử dụng ít nhất 20% nội dung tái chế:
Những mẫu giày thể thao như Air Max 95, hai chiếc Air Max 90, hai đôi Blazer Mid ‘77 Vintage, một chiếc Air Zoom Type và hai đôi giày thể thao Air Force 1 ‘07 LV8 có các thành phần như đế ngoài Nike Grind và da tổng hợp tái chế - Nguồn: Authentic Shoes