Công nghiệp xanh - Kết nối kinh tế và môi trường
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng. Do đó, việc phát triển công nghiệp xanh là một yêu cầu cấp thiết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Công nghiệp xanh - tương lai “xanh”
Công nghiệp xanh là một khía cạnh nhỏ nằm trong công nghệ xanh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp mang tính bền vững và tránh những tác động tiêu cực tới môi trường. Trong đó, công nghiệp xanh bao gồm một loạt các hoạt động như thiết kế sản phẩm có tính bền vững, tối ưu hoá quá trình sản xuất, sử dụng nguồn năng lượng sạch, giảm thiểu lượng chất thải và khí thải thải ra môi trường, và tái sử dụng tài nguyên.
Công nghiệp xanh, hướng tới kinh tế bền vững - Ảnh nguồn: Halana
Những tác động tích cực của công nghiệp xanh
Về môi trường, công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tác động của sản xuất công nghiệp đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các công nghiệp truyền thống thường tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiếu khoa học, gây ra nhiều khí thải, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Công nghiệp xanh sử dụng các công nghệ và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu lượng khí thải, rác thải, bảo vệ nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên.
Về kinh tế, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh có thể tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thiểu rủi ro môi trường và nâng cao uy tín thương hiệu. Công nghiệp xanh cũng tạo ra nhiều công việc mới trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển, lắp đặt và bảo trì thiết bị công nghệ xanh.
Về xã hội, công nghiệp xanh giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Môi trường sạch đẹp, an toàn sẽ giúp giảm thiểu các bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra. Công nghiệp xanh cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao mức sống cho người dân.
Chính sách công nghiệp xanh
Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, đề ra hai nhiệm vụ chiến lược:
Thứ nhất, xanh hoá sản xuất; thực hiện một chiến lược công nghiệp hoá sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh.
Thứ hai, xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; kết hợp lối sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại.
Định hướng và chính sách phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam - Nguồn ảnh: Tạp chí Quản lý Nhà nước
Đa dạng cách thức
Công nghiệp xanh phát triển có rất nhiều cách thức trong đó bao gồm:
Năng lượng tái tạo: sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy điện,...
Công nghệ tiết kiệm năng lượng: sử dụng các thiết bị và quy trình sản xuất hiệu quả năng lượng, giúp giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ.
Công nghệ xử lý chất thải: xử lý chất thải một cách an toàn và hiệu quả, giúp giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.
Công nghệ sinh học: sử dụng các quá trình sinh học để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ, giúp giảm thiểu tác động của sản xuất đến môi trường.
Sử dụng năng lượng xanh một cách hiệu quả - Nguồn ảnh: EVN
Ngoài ra còn có thể tăng cường hợp tác quốc tế, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển công nghiệp xanh. Hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ xanh mới, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Lễ kí kết giữa viện tài nguyên nước và tập đoàn DHI Đan Mạch -
Nguồn ảnh: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tương lai tốt đẹp mở ra cơ hội
Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển công nghiệp xanh. Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp xanh, như Nghị định số 153/2021/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao đến năm 2030. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu áp dụng các công nghệ xanh trong sản xuất. Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp xanh một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp trên, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân.