Bất động sản công nghiệp & nhu cầu đầu tư phát triển khu vực miền Bắc

Phong Lê|18/04/2024 07:30

Năm 2023, khu vực miền Bắc chứng kiến giá thuê bất động sản công nghiệp tăng mạnh nhất, trung bình đạt 135 USD/m2/chu kỳ thuê, đã tăng 33% so với năm 2022. Còn miền Nam, giá thuê trung bình 188 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15% so với năm 2022.

picture1-11.jpg
Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh miền Bắc tính từ 01/01/2024 đến 20/03/2024 (Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Phân theo vùng kinh tế, có thể thấy tại vùng kinh tế phía Bắc, các lĩnh vực nhận được vốn đầu tư mới chủ đạo là máy vi tính, điện tử và các sản phẩm điện, chiếm 19% tổng vốn đầu tư toàn vùng; tiếp đó là thiết bị điện (15%); sản phẩm từ cao su và nhựa chỉ ở mức 5% và xe cơ giới là 4%. Ngoài ra, các nhà sản xuất và năng lượng mặt trời cũng được ghi nhận xu hướng dịch chuyển về phía Bắc. Trong số 30 nhà sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời trên cả nước, 77% ghi nhận tại khu kinh tế phía Bắc và chỉ 23% ở khu kinh tế phía Nam.

picture-1-12.png
Tăng trưởng GDP Quý I năm 2024 của các tỉnh thành trọng điểm trong vùng phát triển công nghiệp phía Bắc (Tổng cục Thống kê)

Giá bất động sản công nghiệp khu vực miền Bắc

Năm 2023 ghi nhận mức tăng giá rõ rệt đối với phân khúc thuê đất trong khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) và làm cho giá bất động sản công nghiệp (BĐSCN) tại miền Bắc đang dần tiệm cận giá của BĐSCN tại miền Nam.

screenshot-19-1-.png
Tình hình giá cho thuê đất trong KCN, CCN gắn với cơ sở hạ tầng của các tỉnh công nghiệp tại miền Bắc - QI/2024 (Nguồn: Chủ đầu tư)

Giá thuê đất KCN dự kiến tiếp tục tăng cao do nguồn cung đất hạn chế trong ngắn hạn, trong bối cảnh nhu cầu cao. Để tiếp tục duy trì lợi thế thu hút đầu tư, hàng loạt tỉnh, thành phố phía Bắc đã gấp rút hoàn thiện, công bố quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới 2030 nhằm tăng sức hút, kéo các “đại bàng" FDI về lựa chọn tỉnh mình “làm tổ”.

screenshot-20-1-.png

Giá cho thuê kho xưởng xây sẵn sẽ tùy thuộc vào cung cầu thị trường, chất lượng cơ sở vật chất của BĐSCN và khoảng cách tới các KCN lớn trong vùng. Hà Nội ghi nhận số lượng BĐSCN đang cho thuê lớn nhất, và kế tiếp là Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Phòng,...

Giá chuyển nhượng thứ cấp ghi nhận mức giá cao nhất tại các trung tâm công nghiệp nổi tiếng là Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Phòng. Về số lượng giao dịch, ba tỉnh đứng đầu là Hà Nội, Hưng Yên và Hải Phòng.

screenshot-21-1-.png

Phát triển cụm công nghiệp

Các dự án CCN đang ngày một gia tăng về số lượng và chất lượng, là một lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 về Quản lý và Phát triển Cụm công nghiệp bao gồm 7 Chương, 38 Điều quy định các việc như sau:

  1. Phương án phát triển cụm công nghiệp; thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;
  2. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp;
  3. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp;
  4. Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp.
  5. Đối tượng áp dụng Nghị định này:

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;

Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp;

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan tới quản lý, đầu tư và hoạt động của cụm công nghiệp.

Xu hướng tăng trưởng bất động sản công nghiệp

Việc sở hữu những BĐSCN có giá trị thặng dự và đầu tư dây chuyền sản xuất bền vững sử dụng công nghệ hiện đại sẽ là một trong đích đến lý tưởng của dòng tiền đang nghẽn mạch.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ giúp thúc đẩy di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ vào các CCN ở vùng Vành đai 4. Dự án trọng điểm này đã đạt 74% lũy kế giải ngân vốn và giải phóng mặt bằng đạt 94%. Thời gian sắp tới, các CCN ở vùng vành đai sẽ chứng kiến mức tăng trưởng về giao dịch.

Việc phát triển đường Vành đai 4 không chỉ giải quyết vấn đề của riêng Hà Nội mà sẽ giải quyết vấn đề liên vùng Thủ đô".

Việt Nam trở thành hình mẫu về công nghiệp xanh?

Chuyển đổi xanh giải quyết triệt để các vấn đề về môi trường, gia tăng giá trị thương hiệu và lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo ra môi trường sản xuất văn minh và an toàn cho công nhân viên. Trong công cuộc chuyển đổi xanh, khối doanh nghiệp FDI sẽ là động lực đồng hành với các doanh nghiệp trong nước.

loading-progress-from-2023-2024-countdown-happy-new-year-1-.jpg
Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số sẽ là hai động lực nâng tầm thị trường BĐSCN Việt Nam trong năm 2024

Việt Nam đang đứng trước cơ hội và cũng như thách thức để trở thành một trung tâm thu hút vốn đầu tư công nghệ cao, công nghệ mới. Để làm được điều này, tay nghề lực lượng lao động phải có sự đột phá và BĐSCN Việt Nam phải trở nên hấp dẫn hơn thông qua việc cải thiện chất lượng quản lý KCN và áp dụng các mô hình sản xuất mới linh hoạt về vốn, áp dụng tốt Công nghiệp 4.0.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Bất động sản công nghiệp & nhu cầu đầu tư phát triển khu vực miền Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO