Đắk Lắk, nâng tầm sản phẩm nông nghiệp và kích cầu du lịch

Hoàng Mai|22/08/2022 22:09

Nông nghiệp Việt Nam với nhiều loại cây đặc sản, giàu giá trị và được bạn bè trong nước và quốc tế yêu thích. Việc kết hợp quảng bá hình ảnh sản vật nông nghiệp bằng các hoạt động du lịch góp phần nâng tầm giá trị nông nghiệp và kích cầu du lịch, giới thiệu với bạn bè năm châu bằng nhiều lễ hội độc đáo, hình ảnh đẹp, đặc trưng của các vùng miền.

1. Lễ hội “Đắk Lắk – Điểm đến của cà-phê thế giới”

Ngày 22/08, Ủy Ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã công bố quyết định Đề án tổ chức Lễ hội Cà – phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, với chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà-phê thế giới” và được tổ chức ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột từ ngày 10 đến ngày 14/03/2023.

tai-xuong.jpeg

Tại Lễ hội sẽ có: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà-phê với chủ đề “Cà-phê Buôn Ma Thuột – Vững bước hội nhập, Hội thảo cà-phê đặc sản; Hội nghị kết nối giao thương quốc tế; Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa cà-phê Việt Nam và “Lịch sử cà-phê thế giới”; Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ 2; Triển lãm trưng bày, Hội thi sinh vật cảnh Đắk Lắk.

Ngoài ra còn có các hoạt động khác như: Hội thi Nhà nông đua tài; Cuộc thi pha chế cà-phê đặc sản; Lễ hội ánh sáng; Ngày hội cà-phê miễn phí; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà-phê; Cuộc thi video clip giới thiệu về cây cà-phê Buôn Ma Thuột, … đặc biệt là Lễ hội đường phố sẽ hứa hẹn nhiều sôi động, nhiều nét văn hoá mới mẻ được phô bày giữa phố núi trầm lặng.

tim-hieu-ve-cay-ca-phe.jpeg

Cùng với đó, còn có những hoạt động đặc trưng của tỉnh miền núi như: Hội voi Buôn Đôn; Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk; Tour du lịch trải nghiệm, khám phá các đặc sản sản phẩm du lịch mới; Biểu diễn ca kịch “Khát vọng Đăm Săn” và một số hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch do các địa phương đăng ký tham gia hưởng ứng lễ hội.

Nhờ Lễ Hội này, ngoài việc giới thiệu về Đắk Lắk với những hình ảnh đẹp, tiềm năng, điểm đến du lịch hấp dẫn nhiều hứa hẹn với du khách, lại góp phần quảng bá đến bạn bè năm châu về thương hiệu cà- phê Buôn Ma Thuột, đặc sản của Việt Nam và nâng tầm giá trị khẳng định vị thế cà-phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.

2. Lễ hội “Nâng tầm sầu riêng Krông Pắc”, tỉnh Đắk Lắk

Ngày 22/08, Uỷ ban Nhân dân huyện Krông Pắc đã tổ chức họp thông tin với các nhà báo, phóng viên về lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ I năm 2022, với chủ đề “Nâng tầm sầu riêng Krông Pắc”, sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/9, tại Trung tâm thị trấn Phước An và một số xã trên địa bàn huyện Krông Pắc.

img0612-8830.jpeg
Họp báo Lễ hội sầu riêng Krông - Pắc. Ảnh: Nhân dân

Sầu riêng là loại trái cây đặc trưng, được coi là vua của các loại trái cây, được mọi người yêu thích vì hương vị đặc trưng và mang lại nhiều giá trị cao cho người trồng.

Lễ hội kết hợp sản phẩm đặc thù riêng của huyện cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế du lịch trên địa bàn. Ngoài việc quảng bá được hình ảnh quê hương, con người, tiềm năng đất đai kinh tế đến với du khách lại tạo cơ hội giao thương giữa người trồng, sản xuất và chế biến sản phẩm từ trái cây đến người tiêu dùng,…

img0613-2198.jpeg
Vườn sầu riêng tại Krông Pắc. Ảnh: Nhân dân

Khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây thuận lợi cho ra những loại sầu riêng ngon, giá trị cao như Ri6, Dona,… những loại sầu riêng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài ưa chuộng. Ngoài được Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu “Krong Pac Durian - Sầu riêng Krông Pắc”, thì nơi đây còn có gần 600ha sầu riêng đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, 1.200ha sầu riêng được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp mã số vùng trồng...

Huyện Krông Pắc hiện có gần 3.800ha sầu riêng, chiếm khoảng 1/4 diện tích sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk, chủ yếu là sầu riêng đang trong thời kỳ kinh doanh với sản lượng sầu riêng bình quân hằng năm đạt từ 50.000 đến 60.000 tấn.

sau.jpeg

Trong Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc, dự kiến sẽ có nhiều hoạt động như Hội chợ trưng bày và triển lãm các sản phẩm trái cây, nông sản đặc trưng của huyện và nhiều địa phương lân cận, Hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư và phát triển nông sản, nông nghiệp bền vững huyện Krông Pắc... và các hoạt động văn hóa-quảng bá du lịch như: Lễ hội đường phố, liên hoan hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc đặc trưng của người Tây nguyên (như cồng chiêng, đàn đá,…); tham quan trải nghiệm vườn sầu riêng, dự án chuối, khu di tích lịch sử Đồn điền Cada; ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc huyện Krông Pắc; hoạt động thả khinh khí cầu, dù lượn, đêm lễ hội thả đèn hoa đăng...

Bài liên quan
  • Du lịch hồi phục mạnh mẽ với nhiều hoạt động sau đại dịch Covid- 19
    Sau đại dịch, chắc không có ngành nào đạt được sức hồi phục mạnh mẽ như ngành du lịch. Những hoạt động sôi nổi từ khắp đất nước, và kết nối của Sở du lịch với các nước trong khu vực, nên ngoài việc thu hút du khách nội địa thì còn thu hút du khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm, thưởng thức vẻ đẹp và văn hoá Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Đắk Lắk, nâng tầm sản phẩm nông nghiệp và kích cầu du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO