Đi tìm sự cân bằng giữa thương mại điện tử và vận chuyển hàng hóa

Bảo Hân (lược dịch) |20/03/2023 16:49

Tạp chí Logistics Management mới đây đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia hậu cần - logistics để ghi nhận các quan điểm trước những tác động mà thương mại điện tử đang gây ra đối với ngành vận chuyển hàng hóa của các quốc gia. VLRO xin giới thiệu một số nét chính.

lm2303_f_ex_ecomm-inline1.jpg
Biểu đồ của Statista

Theo Bill Hutchinson, chuyên gia chuỗi cung ứng lâu năm của Dell, Sears, Belk và hiện là Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách hậu cần của WestRock, bao bì đã phát triển như một ngành khoa học, nhằm mục đích giảm khối lượng và chi phí. Các công nghệ “đóng gói theo yêu cầu” hiện đưa ra các cách đóng gói phù hợp với nhiều loại sản phẩm, từ ống son môi đến thanh treo rèm... 

Trong khi đó, thương mại điện tử (TMĐT) cũng đã có các mô hình thực hiện khác nhau phù hợp với nhu cầu khách hàng hơn. Các nhà bán lẻ đã sử dụng thuật toán quản lý đơn hàng phân tán để phân bổ trong chuỗi cung ứng của họ theo cách cân bằng giữa vị trí hàng tồn kho, lợi nhuận dự kiến, chi phí logistics và khoảng cách với khách hàng.

Chúng tôi đã có cơ hội trao đổi với một số chuyên gia logistics xung quanh lĩnh vực kinh doanh vận tải để nắm bắt quan điểm của họ về tác động mà TMĐT đang ảnh hưởng đối với việc vận chuyển hàng hóa của các quốc gia. Có một điều chắc chắn: Đó là một sân chơi luôn thay đổi.

Trong đại dịch vừa qua, nhiều người, khi bị mắc kẹt ở nhà, đã đặt mua năm đôi giày, chọn một đôi và gửi trả những đôi còn lại. Nó làm cho việc mua sắm trực tuyến trở nên hấp dẫn và thuận tiện, nhưng chi phí hậu cần ngược lại tăng vọt.

Theo công ty tư vấn TMĐT Invesp, một con số khổng lồ 30% đơn đặt hàng trực tuyến vào năm ngoái (tương đương khoảng 100 tỷ USD) đã bị trả lại so với 8,89% tại các cửa hàng thực. Cùng với nhu cầu kiểm tra và phân loại hàng trả lại theo cách thủ công và làm mới bao bì, chi phí hiện tại gặp nhiều thách thức với mô hình kinh doanh này.

Theo một báo cáo gần đây của Wall Street Journal, sự quay vòng của chuỗi cung ứng bán lẻ trong năm qua đang trở nên thách thức hơn đối với các doanh nghiệp TMĐT. Người bán đồ nội thất trực tuyến Wayfair đang chuẩn bị sa thải hơn 1.000 công nhân, và ngày càng nhiều các công ty đang thu hẹp quy mô khi những thay đổi do đại dịch gây ra trong hành vi của người tiêu dùng.

Quá trình tái cấu trúc của Wayfair đánh dấu đợt sa thải thứ hai trong sáu tháng và dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến hơn 5% lực lượng lao động của công ty. Wayfair, Amazon, Peloton Interactive và các công ty khác từng kinh doanh tăng vọt, nhưng hiện đang cắt giảm việc làm.

pexels-mart-production-7706562.jpg
Nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi

Wayfair, đã tích cực bổ sung nhân viên trong những năm gần đây khi mở rộng hoạt động, trở thành trung tâm cho những người làm việc tại nhà trong thời kỳ cao điểm của các đợt phong tỏa do đại dịch. Tuy nhiên, doanh số bán hàng giảm 13% trong chín tháng đầu năm 2022. 

Trước đây, các thương hiệu và nhà bán lẻ điện tử chủ yếu tập trung vào bán hàng trực tuyến vì đây là yếu tố quan trọng nhất mà người tiêu dùng quan tâm,” Ashutosh Dekhne, lãnh đạo hoạt động chuỗi cung ứng và hoạt động của EY tại Châu Mỹ cho biết. 

Dekhne chỉ ra rằng, công việc giao hàng ngày càng trở nên phức tạp do có nhiều điểm lấy hàng; sự đa dạng của các phương thức giao hàng (xe tải nhỏ, xe tải giao hàng, robot, máy bay không người lái); và nhiều loại điểm đến (nhà, doanh nghiệp, tủ khóa). Ông nói: “Thách thức không chỉ nằm ở chỗ có vô số cách kết hợp mà còn có mức độ khó đoán cao, nguồn gốc và loại điểm đến cũng như mức độ dịch vụ thường không được biết cho đến khi nhận được đơn đặt hàng”.

Đồng nghiệp của Dekhne, Raj Kumar, lãnh đạo bộ phận logistics và thực hành của EY, nói rằng, đang chứng kiến ​​​​các cơ chế phân phối sáng tạo để tăng cường các mô hình truyền thống do con người hỗ trợ. Ông nói: “Những đổi mới đã cho phép máy bay không người lái,  phương tiện tự lái góp phần đáp ứng nhu cầu giao hàng và kỳ vọng về dịch vụ của người tiêu dùng. “Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ tăng trưởng từ khoảng 8 tỷ USD vào năm 2022 với tốc độ CAGR 7% lên khoảng 14 tỷ USD vào năm 2030. Các chủ hàng sẽ cần đánh giá và nhanh chóng áp dụng những công nghệ mới này.”

Theo các chuyên gia phân tích, mặc dù khách hàng đã quen với sự lên xuống của giá cả và số lượng trước đại dịch, nhưng nhu cầu đã thay đổi hoàn toàn mô hình. 

Người ta nói nhiều về việc làm cho chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn, nhưng nó sẽ yêu cầu những thay đổi trong việc lập kế hoạch và thực hiện để biến nó thành hiện thực. Sự hợp tác giữa các chức năng và giữa các doanh nghiệp sẽ chứng tỏ tầm quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất của chuỗi cung ứng.

Một từ khác được sử dụng với tầng suất rất lớn là “tối ưu hóa”. Việc tối ưu hóa cục bộ phần chuỗi cung ứng của riêng bạn thường tối ưu hóa dưới mức hiệu suất từ ​​đầu đến cuối. Xây dựng lòng tin giữa các doanh nghiệp là chìa khóa cho chuỗi cung ứng tốt hơn và linh hoạt hơn.

Theo Logistics Management

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Đi tìm sự cân bằng giữa thương mại điện tử và vận chuyển hàng hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO