Giá cước vận chuyển hàng không châu Á lao dốc vì nhu cầu giảm từ phương Tây

Nguyễn Tiến Khoa|29/07/2022 06:44

Các nhà giao nhận châu Á hiện đang nhận thấy một sự suy giảm lớn trong cước phí vận chuyển hàng không, nhưng tất cả đều cho rằng đây chưa phải là dấu hiệu kết thúc của việc giá cả tăng cao cũng như nhu cầu giảm đáng kể trong tương lai gần.

gia-cuoc-van-chuyen-hang-khong-tu-chau-a-lao-doc-truoc-nhu-cau-suy-giam-tu-phuong-tay.jpg

Một công ty giao nhận Đông Nam Á cho biết: “Nhu cầu vận tải hàng không đến châu Âu và Mỹ đang có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chú ý rằng vào thời điểm này năm ngoái, thị trường cũng không mấy khả quan so với hiện tại. Bên cạnh đó, hiện tại ngành đang có năng suất vận chuyển đáng kể hơn trong năm nay, tôi không nghĩ rằng nhu cầu sẽ tiếp tục giảm mạnh sắp tới”.

Công ty giao nhận cũng cho biết thêm khách hàng, đặc biệt là nhà sản xuất áo quần và giày dép đã báo cáo rằng các đơn đặt hàng trong thời gian cuối năm vẫn sẽ tương tự như năm ngoái.

Ông nói thêm: “Tuy nhiên, khi chúng ta đang không phải đối mặt với tình trạng suy giảm công suất như năm 2021, vẫn cần thời gian để các công ty giao nhận có tranh giành và trả giá cao hơn đảm bảo khả năng vận tải từ các hãng hàng không trong cuối năm nay”.

Bên cạnh đó, một công ty giao nhận khác có trụ sở tại Thượng Hải cũng cho biết các chuyến bay chở khách vẫn chưa hoàn toàn hoạt động trở lại, và thị trường chỉ đang hoạt động vào khoảng 80% công suất bình thường. Ông cho rằng tỷ giá giảm có thể bắt nguồn từ nhu cầu giảm.

Công ty này chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng lý do chính đến từ nhu cầu đã giảm sút vì nền kinh tế tiêu cực trên toàn thế giới. Nếu lấy Hoa Kỳ làm ví dụ, trong tháng 5 vừa qua, sức nhập khẩu của Hoa Kỳ đã giảm hơn 30% so với toàn cầu. Bên cạnh đó, giờ đang là giai đoạn mùa hè, thường cũng là mùa phát triển chậm hơn. Tỷ giá gần đây cũng giảm dần, nhưng mức giảm này không đáng lo ngại lắm. Tôi nghĩ rằng thị trường sẽ không có mức giảm lớn hơn trong khi công suất vận chuyển vẫn còn thấp”.

gia-cuoc-van-chuyen-hang-khong-tu-chau-a-lao-doc-truoc-nhu-cau-suy-giam-tu-phuong-tay-2.jpg

Theo báo cáo của WorldACD, vào cùng kỳ năm ngoái trong thời điểm này, công suất vận chuyển tại châu Á Thái Bình Dương trong 2 tuần qua đã giảm 10%, nhưng tăng 18% ở cả châu Âu và Mỹ.

Tỷ trọng tính phí trong tuần tính đến ngày 17 tháng 7 đã giảm 5%, theo sau múc giảm 7% vào một tuần trước đó. Điều đáng chú ý ở đây là công suất từ Châu Á Thái Bình Dương đã giảm 2% trong hai tuần trước đó, nhưng trọng lượng tính phí lại giảm 10%. Nhu cầu cũng giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công suất vận chuyển ra khỏi châu Âu không đổi trong hai tuần liền, nhưng lưu lượng vận chuyển lại giảm 8%, trong khi Mỹ giảm 1% công suất nhưng lưu lượng lại giảm 13%. Lợi suất ở cả ba thị trường đều giảm từ 1 – 2%.

Công ty giao nhận Thượng Hải cho biết rất khó để nói liệu sẽ có một đỉnh cao truyền thống hay không.

Công ty này cũng nói thêm rằng rất khó để có thể đoán trước được thời gian đạt đỉnh nhu cầu và công suất như những năm trước đây. “Tôi không chắc về điều này, có lẽ chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát hơn sau mùa hè. Nhưng do công suất vận chuyển thấp hơn, thị trường hiện tại chưa thật sự cần lưu lượng giao hàng quá lớn”.

Một công ty giao nhận hàng không - đường biển khác có trụ sở tại châu Á cho biết khách hàng đang xem xét đấu thầu cho các dự án trong bốn tháng tới.

“Chúng tôi đã nhận thấy giá cước hàng không giảm mạnh. Cước phí vận chuyển từ châu Á đến Mỹ đều đã giảm. Ngay cả chuyến hàng đến miền đông Canada từ những nơi chẳng hạn như các sân bay không trung tâm Đông Nam Á, giá vé hiện đã xuống dưới 8 đô la”.

gia-cuoc-van-chuyen-hang-khong-tu-chau-a-lao-doc-truoc-nhu-cau-suy-giam-tu-phuong-tay-3.jpg

Ông cho biết rằng đường hàng không đến Bắc Mỹ “đang trở thành phong trào mới khi giá cước từ Đông Nam Á cao ngất ngưởng, nhưng nó chưa bao giờ được coi là một hoạt động kinh doanh liên tục, không giống như châu Âu. “Tôi không mong đợi gì về thị trường sẽ đạt đỉnh vào mùa lễ năm nay. Khi thị trường hành khách mở cửa lại từ Trung Quốc, tôi nghĩ rằng mức giá thấp hơn vào $3 hoặc $4 trên các tuyến đường dài sẽ là mức giá tiêu chuẩn”.

Ông cho biết điều này sẽ có lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ đã đăng ký giao dịch dài hạn cho khách hàng. “Vì vậy, những hãng hàng không như Atlas với các hợp đồng thuê chuyến dài hạn cố định trị giá 1 triệu đô la một chuyến bay theo hướng đông đến Bắc Mỹ, sẽ thu lại lợi nhuận khá lớn – và khách hàng sẽ không thích điều này.

Trong khi đó, Seko Logistics lại tung ra thông cáo rằng một khi lịch bay mùa hè kết thúc, khả năng vận chuyển hàng không sẽ bị hạn chế trở lại.

Theo Giám đốc Tiếp thị Brian Bourky, ông cho biết “Công suất vận chuyển sẽ giảm trong thời gian tới và nhu cầu tương đối sẽ là một thách thức đối với năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cho toàn ngành”.

Chỉ số TAC cũng đã báo cáo tỷ giá từ Trung Quốc đến châu Âu với mức giảm 5,5% trong tuần tính đến ngày 18 tháng 7, xuống còn 6,98 USD, trong khi tỷ giá của Mỹ giảm 3,1% xuống 7,83 USD. WorldACD cho biết tỷ giá toàn cầu đã giảm $ 3,90 vào ngày 3 tháng 7, xuống còn $ 3,84, vẫn cao hơn 15% so với năm ngoái.

Bài liên quan
  • Logistics 5.0 và xu hướng bền vững của tương lai
    Logistics 5.0 liên quan đến việc cải thiện, nâng cao các lợi ích sinh thái và xã hội hơn so với Logistics 4.0, nơi vốn phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ. Từ đó, quá trình phát triển này sẽ mở đường cho một ngành logistics tốt hơn và bền vững hơn trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Giá cước vận chuyển hàng không châu Á lao dốc vì nhu cầu giảm từ phương Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO