Cây bún những ngày cuối xuân, tiết trời dần chuyển sang mùa hạ, những cánh hoa vàng bung nở rực rỡ. Vì hoa bún chỉ nở một lần trong năm, thường khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4, và thường một tháng sau khi những cánh hoa, những chùm hoa mãn khai sẽ là lúc hoa tàn.
Người ta không tìm thấy nhiều cây hoa bún ở khắp Hà Nội. Có khi chỉ thấy có một cây bún cổ thụ, đã tồn tại hơn 300 năm. Cây bún cao khoảng 30 mét, tán rộng xum xuê, cây bún được người làng Đình Thôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cây bún còn tên gọi khác là bạch hoa hay màn màn, khi hoa nở nhuỵ hoa có hình dánh như những sợi bún. Có lẽ, vì vậy nên mọi người thường gọi bằng cái tên thân thuộc là cây bún.
Cây bún ở Hà Nội thì hiếm, nhưng ở miền Trung thì nhiều. Ở Thừa Thiên Huế, cây Bún được gặp khá phổ biến, nhiều nhất là các vùng trũng hạ lưu sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu. Bên mỗi bến sông quen thuộc, như đôi bờ sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình)những bông hoa bún nở, cánh lao xao rơi rụng làm lãng mạn cả khúc sông. Gốc bún cạnh dòng sông quê trở thành kỉ niệm xinh đẹp trong lòng người.
Bún là một loài cây ưa sáng, mọc nhanh, thích ẩm và chịu được ngập nước từng thời kỳ trong năm (cây bán ngập), cho gỗ nhẹ, xốp, dùng xẻ ván, làm đồ gia dụng. Có thể chọn đưa vào danh mục cây trồng rừng kinh tế ngắn hạn cho những vùng đất thấp, nhất là vùng lòng hồ thủy điện.
Quả bún ăn được, ở Trung Quốc dùng quả khô để chữa bệnh. Ở Ấn Độ, quả được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm dịu và chống viêm nhiễm...; vỏ dùng trong điều trị rối loạn chức năng hệ tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, đau và nóng rát trong chứng tiểu rắt, sỏi thận và bàng quang... Một số tài liệu cây thuốc ở Việt Nam có công bố vài loài Bún tương cận, có tên khoa học là Crateva nurvala và Crateva unilocularis với những tác dụng tương tự loài trên.