Kinh tế Việt Nam còn dư địa tăng trưởng

Ngô Đức Hành (tổng hợp) |13/09/2022 07:40

Việt Nam đang mở ra triển vọng tốt đẹp về môi trường đầu tư và kinh doanh. Đó là nhận định của ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

img9650-1662977783143429666726.jpg
Ông Alan Cany, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu Euro Cham: Với cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng, Việt Nam sẽ trở thành nước đứng đầu trong hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài. Nguồn Chính phủ.

Việt Nam sẽ trở thành nước đứng đầu trong hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài?

Theo ông Alan Cany, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu Euro Cham, chỉ số của nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục ổn định trong khi các nước lân cận đang gặp khó khăn. Chúng tôi cho rằng Việt Nam đã rất cố gắng quản lý các thách thức và đang quản lý hiệu quả. Đúng như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, kinh tế Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng.

Việt Nam cần mở cửa hơn nữa bởi nền kinh tế vẫn còn dư địa tăng trưởng nhưng hiện tại vẫn chưa tăng trưởng đúng tiềm năng.

Trong lĩnh vực năng lượng, sự phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng trong những năm qua rất đáng kinh ngạc. Đặc biệt, chúng ta có cam kết rất mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26 năm ngoái về giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050. Với sự cam kết này, Việt Nam sẽ trở thành nước đứng đầu trong hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo ông Alan Cany, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách mới để giải quyết những tồn tại, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Chúng ta cần có nguồn ngân sách từ địa phương, Nhà nước và cần huy động cả nguồn tư nhân.

Ví dụ như, Chính phủ cần có những hỗ trợ về mặt chính sách, khuyến khích các Ngân hàng cung cấp tín dụng xanh, tài chính xanh, trái phiếu xanh cho doanh nghiệp tiếp cận. Đây chính là những công cụ để tăng cường lòng tin của nhà đầu tư trong việc xây dựng hạ tầng xanh, năng lượng xanh.

Chính sách đầu tư hợp tác công-tư PPP cần được sử dụng hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới và Chính phủ Việt Nam cần mở rộng hơn nữa cơ chế này. Chúng tôi cũng mong muốn có thể tiếp tục đưa thêm những nhà đầu tư năng lượng điện gió, điện mặt trời từ châu Âu đến Việt Nam.

Liên quan đến du lịch, chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam mở cửa sớm sau đại dịch COVID-19 nhưng vẫn cần có thêm các chính sách nới lỏng visa để thu hút du khách. Ví dụ như Thái Lan đang rất thành công trong việc hút khách du lịch với chính sách miễn visa lên tới 30 ngày”, ông nhấn mạnh.

Theo ông, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải cách quyết liệt hơn để tránh việc trì hoãn trong điều hành. Cuối cùng, chúng tôi đề nghị không tăng phí và lệ phí với những công ty đang làm việc tại Việt Nam.

Theo ông ông Cho Han DeoG, Giám đốc Quốc gia Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Hàn Quốc cũng nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo nhưng điều kiện tự nhiên không được như Việt Nam, nhiều địa phương của Việt Nam hội đủ các yếu tố để phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều công ty Hàn Quốc sẵn sàng và mong muốn đầu tư vào công nghệ xanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có cách biệt từ ý tưởng tới thực hiện ý tưởng đầu tư.

Chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam tổ chức bài bản hơn nữa để giới thiệu các tiềm năng và biến tiềm năng thành hiện thực với các chính sách hỗ trợ, khuyến khích theo xu thế thế giới hiện nay là khuyến khích sản xuất xanh.

Điều thứ hai, mặc dù Việt Nam tăng trưởng kinh tế rất tốt nhưng vẫn còn khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị, việc phát triển cần phải công bằng, bao trùm hơn nữa để phân chia lợi ích tăng trưởng một cách tốt hơn nữa. Cụ thể là cần chú trọng hơn nữa phát triển khu vực nông thôn.

Đây là một hội nghị quan trọng

Đó là khẳng định của ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Nhận xét liên quan đến sự ổn định kinh tế của Việt Nam, đại diện JICA bày tỏ: Rất nhiều tổ chức quốc tế đã nói về chính sách tài khóa, kinh tế vĩ mô. Từ phía chúng tôi xin trình bày về một số vấn đề trong dài hạn. Bởi vì tình hình hiện nay, đặc biệt liên quan đến giá về năng lượng hiện đang rất căng thẳng, nên tôi nghĩ để chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này để duy trì được chi phí cũng như giá cả về năng lượng trong dài hạn.

img9645-16629769992481481013725.jpg
Vai trò của các nguồn tài trợ chính thức ODA rất quan trọng.

Chúng tôi nghe nói Thủ tướng đã có hành động, làm việc với doanh nghiệp giải quyết vấn đề này. Đây là hành động rất kịp thời. Chính phủ và các công ty của Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ các dự án, làm sao có nguồn năng lượng ổn định trong tương lai.

Bên cạnh đó, để ổn định nền kinh tế vĩ mô, chúng ta cũng phải quan tâm đến vấn đề tài chính. Tôi không nhắc lại những gì các đồng nghiệp của chúng tôi đã nói. Thế nhưng, vai trò của các nguồn tài trợ chính thức ODA rất quan trọng.

Nguồn quỹ ODA hiện nay lãi suất thấp và trong dài hạn. Chúng ta cũng nên tận dụng nguồn tài chính, nguồn quỹ này. Lãi suất thậm chí nhiều khi gần như bằng 0% và cũng có rất nhiều nguồn tài trợ không hoàn lại, chúng ta nên tận dụng các nguồn quỹ này vì nó sẽ có tác dụng rất lớn để triển khai các dự án quan trọng đối với sự phát triển, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, giúp cho tăng trưởng kinh tế.

Chúng tôi đã đưa ra báo cáo vào cuối tháng 7 đã đề cập tới. Việc thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ rất quan trọng. Nhật Bản và JICA đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này rất nhiều, tuy nhiên gặp phải một số vấn đề liên quan đến các quy định. Về phía chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Việt Nam cho các dự án phát triển tương lai.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB) đánh giá Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo được cân đối cho nền kinh tế.

Theo ông, nhu cầu thị trường trong nước cũng đang được tăng lên, những kênh tiêu dùng cũng được tăng cường, bán lẻ đang cao. Sự thành công của Việt Nam mở ra triển vọng tốt đẹp đối với môi trường đầu tư và kinh doanh.

Năng suất, sản lượng công nghiệp tăng đáng kể đặc biệt là trong quý II, quý III. Những nền tảng của nền kinh tế cũng đang được phục hồi nhanh, đặc biệt với sực tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ cũng đã phát huy rất hiệu quả, tác động đến tiêu dùng rất tích cực.

Chúng tôi dự báo từ tháng 4 kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% vào năm nay, chúng tôi cũng muốn duy trì dự báo này cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay”, ông nhấn mạnh.

Theo đại diện ADB, sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến sự xuất khẩu của Việt Nam, những ngành công nghiệp sử dụng lao động cao cũng sẽ bị ảnh hưởng.

1662966017496009-16629661059361155727167.jpg
Hội nghị về về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, vừa diễn ra chiều 12/9. Ảnh VGP/Nhật Bắc

* Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay diễn ra chiều 12/9, với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Y tế, Ngoại giao, Công Thương; Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tư pháp, Lao động, Thương binh và Xã hội:... các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học trong nước.

Về phía các tổ chức quốc tế có đại diện: Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB); Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF); Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Ngân hàng phát triển châu Á tại Việt Nam (ADB); Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AMCHAM); Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu (EUROCHAM).

Theo Chính phủ
Copy Link
Bài liên quan
  • Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV: Sửa đổi dự án Luật giao dịch điện tử
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 805/CĐ-TTg ngày 11/9/2022 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác xây dựng pháp luật; hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Việt Nam còn dư địa tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO