Lợi nhuận công ty giao nhận tăng cao ở Úc

31/05/2022 21:58

(VLR) Sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng liên tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại Úc và New Zealand. Tuy vậy giá cước vận tải hàng không và đường biển tăng cao giúp cho các công ty giao nhận vẫn có lợi nhuận

Theo Sean Crook, Giám đốc công ty giao nhận Neolink có trụ sở tại Sydney, tại Australia, các chủ hàng đang phải đối mặt với rất nhiều bất ổn từ lạm phát gia tăng, tắc nghẽn cảng và sự gián đoạn ở Trung Quốc.

Ông trao đổi với The Loadstar: “Chúng tôi vẫn đang gặp nhiều thách thức khi không gian hạn chế và hàng hoá tồn đọng đnag chờ xử lý ở Thượng Hải nhất là khi thành phố mở cửa trở lại. Chúng tôi cũng nhận thấy lượng đơn đặt hàng của khách hàng tăng vọt vào cuối năm ở Úc; với tư cách là một doanh nghiệp, chúng tôi đang có số lượng đơn đặt hàng không được vận chuyển đến mức kỷ lục. ”

Ông Crook cho biết cuộc bầu cử và khả năng tăng lãi suất đang được quan tâm chú ý, vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu và cả niềm tin của người tiêu dùng.

Ông nói thêm: “Rất nhiều khách hàng của chúng tôi cũng đang nóng lòng chờ đợi việc giá cước vận tải biển thay đổi do vụ nổ ở Thượng Hải khi khu vực này mở cửa trở lại và cả những diễn biến mới ở Bắc Kinh. Việc lạm phát bắt đầu ảnh hưởng đến kinh tế của người tiêu dùng Úc. Chúng tôi đang lưu ý đến các đơn đặt hàng của người gửi hàng và dự báo những tác động tiêu cực đến nhu cầu vận chuyển trong nửa cuối năm”.

David Aherne, MD và là người sáng lập của Across the Ocean Shipping, cho biết khối lượng đã giảm trên diện rộng. Ông cho biết thêm: “Tương tự, cuộc bầu cử có thể ảnh hưởng đến công việc của dự án. Vì cuộc bầu cử liên bang gần đây đã tác động và gây ra sự chậm trễ đến thị trường vận tải hàng hoá. Cùng với đó, việc vận chuyển ra khỏi miền Bắc Trung Quốc mất nhiều thời gian do thiếu liên lạc từ một số hãng vận tải.”

Trong khi đó, tại New Zealand, các chủ hàng đang phải đối mặt với những hạn chế lớn về năng lực, đặc biệt là đối với hàng nhập khẩu.

Công ty giao nhận hàng hóa Oceanbridge Shipping cho biết Cảng Auckland đã “cải thiện một chút trong việc xây dựng lịch trình, nhưng việc “chụm tàu” phá vỡ những cải thiện này, khiến sự chậm trễ lại diễn ra ở các cảng khác, cả trong nước và nước ngoài”.

Vấn đề nữa là việc hạn chế đặt chỗ và các chuyến đi trống hàng. Oceanbridge lưu ý rằng ONE đã phải thực hiện một chuyến đi trống vào mỗi tuần thứ ba của tuyến New Zealand Nhật Bản (NZJ) từ Bắc Á để giữ cho các cửa sổ cập cảng. Họ cho rằng: “Nếu điều này tiếp tục diễn ra vào cuối năm, chỉ riêng tuyến đó đã chuyên trở 40.000 teu trên thị trường Bắc Á, đưa một phần hàng hoá ra khỏi thị trường Châu Âu đến New Zealand. Và khi nhu cầu tăng thêm thì các hãng vận chuyển còn lại như CMA, CGM và MSC đẩy giá cước lên cao hơn.”

“Các hạn chế đặt chỗ từ châu Âu đã cải thiện đáng kể vấn đề tắc nghẽn ở Singapore và Port Klang. Tuy nhiên, các dịch vụ trung chuyển trên khắp Đông Nam Á vẫn chịu áp lực, có nghĩa là mặc dù có thể có chỗ trên các chuyến đi từ Singapore / Port Klang đến New Zealand, nhưng việc đưa được hàng vào cảng trung chuyển sẽ tiếp tục là điểm khó khăn đối với nhiều nước. ”

Trong khi đó, công ty giao nhận Mainfreight của Kiwi đã công bố kết quả tài chính “tốt nhất từ ​​trước đến nay” vào ngày hôm qua, với lợi nhuận ròng tăng 89% lên 355 triệu NZD (230,3 triệu USD), nhờ giá cước vận tải đường biển và đường hàng không cao hơn.

Mainfreight cho biết: “Người ta đã nói nhiều về doanh thu của chúng tôi khi tăng giá cước hàng không và đường biển. Chúng tôi chấp nhận thực tế này. Tuy nhiên, hiệu suất từ bộ phận Hàng không và Đại dương đã phản ánh sự tăng trưởng và khả năng đảm bảo việc phân bổ không gian với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ.”


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Lợi nhuận công ty giao nhận tăng cao ở Úc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO