Năm 2023, doanh nghiệp xuất khẩu "viết" thêm "trang mới"

Võ Thị Phương Thủy (tổng hợp)|02/01/2023 16:26

Mặc dù chưa có con số chính thức, nhưng Bộ Công Thương cho biết, dự kiến cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021.

xuat-sieu.jpg
Cán cân thương mại hàng hóa năm 2022 ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD. (Ảnh có tính minh họa)

Trong đó, xuất khẩu tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỷ USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao, tăng 8%. Trong kết quả xuất nhập khẩu này, có nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD”.

Bộ Công Thương cho biết, sau 3 năm chịu ảnh hưởng tác động của đại dịch COVID-19, đã giúp xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam rút ra một số bài học trong việc điều hành quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp ứng phó với các biến động của thị trường, tình hình chung của kinh tế thế giới.

Hiện nay chúng ta đang có thuận lợi rất lớn đó là đà tăng trưởng XNK rất thuận lợi của năm 2023 và sự phát huy của các Hiệp định Thương mại tự do đang có tác động tốt cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam một phần là sự chuyển dịch đầu tư từ các thị trường khác cũng là thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp giữ được đà tăng trưởng XNK. Tuy nhiên, tác động bối cảnh hiện nay cũng khiến cho một số nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đây là lúc để doanh nghiệp chúng ta nhìn lại để thúc đẩy tái cơ cấu. Bên cạnh việc gia tăng số lượng cũng cần chú trọng việc đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu mới của thị trường có thể phát sinh trong thời gian tới. Mặt khác, đây còn là sức ép để doanh nghiệp tìm cách đa dạng hóa thị trường, tìm đến các thị trường mới tiềm năng hơn.

Quý IV năm 2022, do tác động của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt các thị trường XK chính của Việt Nam như Mỹ, EU có những biến động lớn đã tác động đến tình hình tiêu dùng trong nước dẫn đến mức độ sụt giảm khoảng 30% - 50%. Tuy nhiên, trong cả năm 2022, toàn ngành da giày đạt khoảng 27 tỷ đô la XK, tăng trưởng hơn 30%, vượt kế hoạch đặt ra. Để xúc tiến thương mại cũng như đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong năm 2023, theo các chuyên gia cần đẩy mạnh 3 chính sách:

Trước hết
, nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành da dày tiếp tục duy trì lực lượng lao động, thông qua các hình thức đào tạo để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, triển khai các đơn hàng khi phục hồi trở lại.

Thứ hai
, hỗ trợ các hoạt động để đầu tư vào công nghiệp phát triển hỗ trợ, đặc biệt là những dòng sản phẩm có chất lượng giá trị cao như các mặt hàng da thuộc, giả da....

Thứ ba
, áp dụng chuyển đổi số là một trong những giải pháp để giúp nâng cao chất lượng quản lý, tiết giảm chi phí, đây là một trong những việc nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay còn rất là yếu và thiếu. Do vậy, vấn đề về hỗ trợ cung cấp thông tin và quảng bá hình ảnh của ngành và thu hút các thương hiệu, nhãn hàng quốc tế lớn tiếp tục gia công sản xuất tại Việt Nam là rất quan trọng.

Năm 2023 để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, Bộ Công Thương sẽ triển khai các đề án, hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường sớm khôi phục giai đoạn hậu COVID-19, đặc biệt khai thác các thị trường, khu vực hiện đang có FTA với Việt Nam. Lựa chọn nhóm hàng, mặt hàng có thế mạnh, tiềm năng XK, ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng kế hoạch lộ trình theo chuỗi, có tính dài hạn và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội thực hiện có chất lượng, hiệu quả Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

them-2-mat-hang-ra-nhap-cau-lac-bo-xuat-khau-10-ty-usd-2.jpg
Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Hải quan

* Năm 2022, lần đầu tiên kim ngạch XK thủy sản đạt kỷ lục khoảng 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8,89 tỷ USD), tăng 22,2% so kế hoạch (9,0 tỷ USD). Trong đó kim ngạch XK: Tôm nước lợ đạt 4,1-4,2 tỷ USD (tăng khoảng 13% so với năm 2021); cá tra đạt 2,35 tỷ USD (tăng khoảng 70% so với năm 2021).

* Top 5 nhóm hàng XK có kim ngạch 10 tỷ USD trở lên bao gồm: Điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may; giày dép; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

* Kim ngạch NK dịch vụ năm 2022 ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 10,7%), trong đó: dịch vụ vận tải đạt 12,4 tỷ USD (chiếm 48,7% tổng kim ngạch NK dịch vụ), tăng 18,3%; dịch vụ du lịch đạt 6,5 tỷ USD (chiếm 25,6%), tăng 70,8%. Nhập siêu dịch vụ năm 2022 là 12,6 tỷ USD; trong đó, đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa NK là 9 tỷ USD.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Năm 2023, doanh nghiệp xuất khẩu "viết" thêm "trang mới"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO