Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa doanh nhân

Duy Anh|24/08/2023 13:13

Ông Nguyễn Duy Thành – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý Bất động sản Global Home cho rằng, văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nhân, mà văn hoá doanh nhân quyết định bởi đẳng cấp doanh nhân.

ha-nguyen-duy-thanh-24082023-vlr-vrec.png
Ông Nguyễn Duy Thành – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý Bất động sản Global Home

Theo quan sát của ông Thành, ngày nay rất nhiều người thường đề cập đến đề tài văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, nhiều chủ doanh nghiệp đi tìm khái niệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho doanh nghiệp của mình.

Những doanh nghiệp nhỏ thì chủ doanh nghiệp mua các quyển sách về đề tài văn hóa doanh nghiệp về đọc, rồi chắt lọc và chọn ra mục tiêu định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình.

Những doanh nghiệp lớn thì họ thuê các tổ chức chuyên nghiệp tư vấn việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Với ông Thành để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đều bắt đầu bằng hai phần bao gồm hữu hình và vô hình.

Hữu hình: Logo, màu sắc chủ đạo doanh nghiệp, đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, bài ca truyền thống, nhạc chờ điện thoại, tập san nội bộ, các hoạt động,…

Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức, tư duy đạo đức của chủ doanh nghiệp,…

Một số doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi sao chép những giá trị cốt lõi của các doanh nghiệp khác như: tư duy, tầm nhìn của doanh nghiệp khác dựa trên nền tảng hoàn mỹ, hoành tráng, chuẩn mực cao,… mà không dựa vào nội lực thực tại và sự phù hợp của doanh nghiệp để áp dụng vào trong tổ chức doanh nghiệp của mình.

Dưới góc nhìn của riêng ông, văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nhân, mà văn hoá doanh nhân quyết định bởi đẳng cấp doanh nhân. Đẳng cấp doanh nhân lại quyết định bởi uy tín doanh nhân. Từ đó tạo nên văn hoá doanh nghiệp.

Ông đưa ra hai trường hợp góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp thường nợ lương nhân viên, tìm cách trừ lương nhân viên, tìm nhiều lý do để không thanh toán công nợ cho đối tác đã tạo nên áp lực lớn cho nhân viên trong công việc,… Nhưng lại luôn đề cao về văn hóa doanh nghiệp thì đó cũng chỉ là “nền văn hóa rỗng” trong doanh nghiệp mà thôi.

Doanh nghiệp xác định mục tiêu con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, từ đó người chủ doanh nghiệp cam kết xây dựng văn hóa của doanh nghiệp không dựa vào khái niệm “công ty gia đình”, không chấp nhận sự xu nịnh, kết bè phái và cam kết không nợ lương nhân viên dù chỉ một ngày, không tìm lý do “không thanh toán công nợ cho đối tác”. Qua cách sống, cách ứng xử hằng ngày của doanh nhân đã tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững và đáng tin cậy.

Bài liên quan
  • Phát triển văn hóa doanh nghiệp
    Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chính phủ kiên quyết loại bỏ những quy định không còn phù hợp, tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị, cũng như phát triển văn hóa doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa doanh nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO