AAPA cho rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu giảm, dẫn đến sự sụt giảm trong tháng 5. Trong khi đó, công suất vận chuyển được cung cấp tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến hệ số phụ tải quốc tế giảm 4,8 điểm phần trăm xuống mức trung bình 69,4% trong tháng.
Điều này trái ngược rõ rệt với lượng vận chuyển hành khách tăng gấp 5 lần so với tháng 5 năm 2021 lên 7,3 triệu và với nhu cầu tăng lên 23,6% so với con số được ghi nhận vào tháng 5 năm 2019, trước đại dịch.
Tổng giám đốc AAPA Subhas Menon cho biết: “Đại dịch Covid 19 đã biến đổi thế giới theo nhiều cách. Tuy nhiên, điều không thay đổi là mong muốn đi du lịch của mọi người, bằng chứng là sự gia tăng mạnh mẽ trong việc đi lại quốc tế khi nhiều quốc gia dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới ”.
Nhưng ông cũng nói thêm, “Mặt khác, sau năm 2021 khởi sắc, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đang đối mặt với một số khó khăn với các đơn hàng xuất khẩu giảm. Do kinh doanh suy giảm trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng nhiều trở ngại”.
Menon cũng cảnh báo: “Khi các hãng hàng không trong khu vực thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc và kéo dài, việc giữ nguyên chi phí vẫn là yếu tố quan trọng, vì chi phí nhiên liệu leo thang, chi phí lao động và bảo trì cao hơn, cùng với gánh nặng nợ nần chồng chất, đe dọa làm suy yếu sự phục hồi tài chính vốn đã mong manh. Ngoài ra, các hãng hàng không cũng gặp những hạn chế khi hoạt động vận tải phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường".
Theo aircargonews.net