Trong Nhiệm kỳ VIII, do ảnh hưởng của Covid -19 nên công tác đào tạo của Hiệp hội cũng có đã những thay đổi đáng kể. Thay đổi hiệu quả từ hình thức đào tạo trực tiếp sang trực tuyến.
Đại dịch Covid-19 đã hạn chế việc đào tạo trực tiếp mà tập trung vào đào tạo trực tuyến. Việc đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao tiếp tục với hai chương trình cụ thể: Chương trình đào tạo cấp quốc tế của FIATA (chương trình tích hợp Fiata Diploma và Fiata Higher Diploma), chứng chỉ được công nhận trên toàn cầu và Chương trình đào tạo của AFFA, chứng chỉ quốc tế trong ASEAN và Chương trình đào tạo tại chỗ, vừa học vừa làm nhằm giúp hội viên có kiến thức thực tế giải quyết công việc cụ thể hàng ngày. Chương trình này theo lớp học chuyên đề hoặc các hình thức Hội thảo, trao đổi (Coffee talk) căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể hàng ngày của hội viên. Việc đào tạo tập trung vào kiến thức chung về quản lý (management) và kiến thức về kỹ thuật (Engineering).
VLI còn đẩy mạnh việc tiến hành đào tạo tại chỗ một số Khóa học cho 147 học viên trực tiếp và trực tuyến bên cạnh các Hội viên tự tổ chức đào tạo cho nhân viên để đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc. Các khóa đào tạo tại chỗ (Inhouse) tại DN, xây dựng các khóa đào tạo mới phù hợp với thị trường (Năm 2022, đã tổ chức được 15 lớp học với hơn 300 học viên; Năm 2023, tổ chức các Khóa ngắn hạn 2023 97 học viên và các khóa Inhouse với 132 học viên).
Ngoài ra, năm 2022 VLA/VLI phối hợp triển khai xây dựng thí điểm Tiêu chuẩn kỹ năng nghề (OS/OSS) cho vị trí hàng nguy hiểm (DG – Operator). Tiêu chuẩn kỹ năng nghề giúp đưa ra những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong quá trình làm việc của mỗi vị trí công việc trong ngành. Thông qua đó, các chương trình đào tạo cũng như tài liệu giảng dạy, học tập sẽ ra đời giúp cho các giảng viên, học viên, các nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp có được những cơ sở, căn cứ cần thiết trong quá trình dạy, học hay đào tạo, tuyển dụng nhân viên có được năng lực (kỹ năng, kiến thức, thái độ) cho từng vị trí công việc.
Tích cực tham gia ALI (AFFA), FLI (FIATA), chương trình đào tạo kỹ năng của Aus4skills, ký kết MOU với các trường Đại học, Hiệp hội phát triển nguồn nhân lực logistics (VALOMA) nhằm triển khai các công tác phối hợp về đào tạo Logistics; tích cực tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn chuyên môn như: Nguồn nhân lực, Phát triển Logistics xanh hướng tới Chuỗi cung ứng bền vững cho sản phẩm nông sản và dược phẩm xuất nhập khẩu – Kết nối hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa Úc và Việt Nam….
Tranh thủ trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Đại dịch, giãn cách xã hội, các DN Hội viên đã tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên, qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác, chuẩn bị cho hoạt động bình thường mới, an toàn. Hiệp hội đã soạn thảo và ấn hành Sổ tay nghiệp vụ “Nguồn gốc ra đời của Vận đơn & Một số tranh chấp liên quan tới dịch vụ logistics” nhân dịp Đại hội VIII và dịch nhiều bài báo của FIATA làm tài liệu tham khảo nghiệp vụ cho Hội viên, ngành dịch vụ logistics và các DN XNK liên quan.
Trong 3 năm qua, VLI tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu thông qua việc tham gia các dự án của các địa phương về phát triển logistics: gần 20 dự án đã và đang được triển khai thực hiện. Trong đó các dự án được đánh giá cao và góp phần tích cực trong việc phát triển ngành logistics Việt Nam và các địa phương, như tham gia “Báo cáo Logistics Việt Nam” thường niên của Bộ Công Thương, Báo cáo “Đánh giá thực trạng Logistics đô thị tại Việt Nam” cho Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam năm 2021.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược và chính sách phát triển bền vững hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực cảng biển theo hướng hiện đại và thông minh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đặc biệt, năm 2023, VLA/ VLI tiếp tục triển khai, hoàn thiện Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (LCI) Việt Nam. Dự án được thực hiện trên cơ sở bám sát việc thực hiện các Nhiệm vụ trong Quyết định 221/QĐ-TTg, đồng thời với mong muốn góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu việc phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam theo tinh thần tinh thần “Chuyển đổi số, Đổi mới, Sáng tạo” mà Đại hội Nhiệm kỳ VIII (2021-2024) của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đã đề ra. Chỉ số LCI là sáng kiến của Hiệp hội VLA, do Hiệp hội VLA chủ trì thực hiện với sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật từ VCCI, Dream Incubator (DI) và Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI). Chỉ số LCI sẽ đem đến một bức tranh chung về ngành kinh doanh dịch vụ Logistics tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, từ đó giúp hoạch định các chính sách nhằm phát triển ngành này tại các địa phương trên cả nước. Qua đó, tác động cắt giảm chi phí logistics và hỗ trợ phát triển sản xuất xuất khẩu, và thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả góp phần giúp Việt Nam phát triển.
Trong nhiệm kỳ VIII được Ban Chấp hành (BCH) VLA quan tâm đẩy mạnh truyền thông, thành lập trung tâm truyền thông, coi việc truyền thông là kênh hữu hiệu để tăng cường hình ảnh của VLA trong cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó, nâng cao sự ảnh hưởng của VLA trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực logistics.
- Xuất bản Tin nhanh định kỳ 02 số/tháng với các thông tin cập nhật về logistics, kinh doanh trong nước và thế giới gửi cho hội viên qua email và đăng tải trên website Hiệp hội. Đến nay đã phát hành được hơn 100 bản tin.
- Đồng thời, phát hành NEWSLETTER hàng tháng của VLA có chất lượng, phản ánh kịp thời các hoạt động chính của VLA và các vấn đề về pháp luật liên quan đến dịch vụ logistics. Trên Tin nhanh VLA, xây dựng thêm chuyên mục Góc Pháp luật với những bài viết chuyên sâu về các vụ, việc tranh chấp trong lĩnh vực logistics để hội viên tham khảo như vụ việc điển hình (case study) phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đồng bộ trên các kênh thông tin của Hiệp hội (website, fanpage, group hội viên) với những nội dung thiết thực liên quan đến hội viên, hoặc những hoạt động, sự kiện nổi bật của VLA.
- Tích cực tham gia trả lời phỏng vấn, hỗ trợ báo chí các thông tin về ngành, quan điểm của Hiệp hội. Trung bình 20 lần/năm.
- Hiệp hội tiếp tục hợp tác, phối hợp với VTV9, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp của VCCI trong công tác tuyên truyền thông tin trên các kênh báo chí truyền thống.
Ban biên tập VLR đã đề ra và thực hiện các giải pháp khắc phục nhằm duy trì, phát triển tờ báo: xây dựng “Đề án Tái cấu VLR” theo hướng “chuyển đổi số”: ứng dụng công nghệ thông tin - số hóa các hoạt động xuất bản, kinh doanh dịch vụ của Tạp chí VLR bằng hình thức hợp tác đầu tư, cụ thể:
+ Chú trọng việc đầu tư tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực có kỹ năng - chuyên môn - nghiệp vụ báo chí cho khâu sản xuất nội dung (contents);
+ Tập trung đầu tư chiều sâu cho các kênh truyền thông báo chí hiện có; mở rộng và phát triển thêm các kênh truyền thông - truyền thông mạng xã hội mới;
+ Đầu tư xây dựng bộ phận phát triển kinh doanh (sales – marketing);
+ Đầu tư phát triển hoạt động mở rộng kênh phân phối - phát hành;
+ Tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác từ các mối quan hệ tầm trung, cao của lãnh đạo Ban biên tập để gia tăng giá trị và nguồn thu cho VLR;
+ Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp truyền thông với VLA, Hội viên VLA, các khách hàng và các địa phương... mà VLR có thế mạnh.
+ Tạp chí VLR tập trung đầu tư, triển khai mô hình “Tòa soạn thông minh”.
+ Ngày 21/6/2022 – nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tạp chí VLR đã chính thức thay đổi bằng việc đưa vào vận hành khai thác Hệ thống quản trị nội dung (CMS) của kênh thông tin điện tử www.VLR.vn được đầu tư hoàn toàn mới với phần mềm quản trị tổ chức tòa soạn theo hướng số hóa, cùng với giao diện mới, hiện đại, dễ thao tác và đa tích hợp.
Công tác tài chính của Hiệp hội được cân đối, bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động của Hiệp hội trong suốt nhiệm kỳ.
Tuân thủ việc thực hiện báo cáo tài chính theo mã số thuế với cơ quan quản lý nhà nước, bắt đầu thực hiện thu chi, quản lý tài sản thông qua chứng từ, ghi chép sổ sách theo đúng quy định. Có báo cáo định kỳ hàng tháng gửi Tổng thư ký, báo cáo hàng năm gửi Ban Chấp hành.
Nhiệm kỳ VIII (2021-2024), Hiệp hội đã phân công và tổ chức lại các Ban chuyên môn (gồm 6 ban và 1 tiểu ban) hỗ trợ hoạt động của Ban chấp hành và Văn phòng Hiệp hội. Tăng cường nắm bắt thông tin, giao lưu hội viên thường xuyên, tư vấn nghiệp vụ. Các Ban chuyên môn cùng với Văn phòng Hiệp hội (VPHH) tổ chức các buổi giao lưu dưới hình thức coffee talk với nhiều chủ đề, tại các khu vực TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng…
Bộ máy Văn phòng Hiệp hội được củng cố kịp thời, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Công tác Văn Phòng được chuyên môn hóa. Công tác chính sách, phúc lợi cho nhân viên văn phòng được quan tâm. Xây dựng được quy trình làm việc của Văn phòng và các Ban chuyên môn.
Thông qua các hoạt động trong suốt 30 năm qua Hiệp hội đã khẳng định vai trò là cầu nối giữa các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam và Hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước. Các hoạt động của Hội viên và Hiệp hội đã đóng góp vào việc phát triển chung về kinh tế xã hội và ngành dịch vụ Logistics nước ta. Hiệp hội thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành dịch vụ Logistics Việt Nam, một ngành kinh tế là cầu nối của sản xuất, xuất nhập khẩu và đầu tư của nước ta.
Nhiệm kỳ VIII, VLA tiếp tục tích cực tổ chức các hoạt động công tác xã hội mang tính định kỳ thường niên để lan tỏa nghĩa cử cao đẹp vì cộng đồng của các tổ chức doanh nghiệp hội viên, cá nhân như:
+ Trong dịch Covid-19 năm 2021, Ban Công tác hội viên Hiệp hội đã tích cực kêu gọi được hơn 1 tỷ đồng gồm tiền và nhiều hiện vật như khẩu trang, đồ bảo hộ vào Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid cho 8 bệnh viện dã chiến tại TP HCM và 2 Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Hùng Vương tại TP HCM.
+ Định kỳ vào dịp Tết Nguyên đán, Văn phòng kêu gọi sự đóng góp của Hội viên để tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung Bướu tại TP. HCM.
+ Kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
+ Chương trình hiến máu nhân đạo ở TP HCM (định kỳ hàng năm).
+ Tổ chức các hoạt động thể thao làm cầu nối để kết nối các doanh nghiệp hội viên, tạo sân chơi cho nhân viên các doanh nghiệp sau những giờ lao động căng thẳng đồng thời thích ứng với bối cảnh tình hình mới, VLA đã tích cực tổ chức các Giải chạy online (tổ chức được 02 giải chạy trong nhiệm kỳ VIII, mỗi giải chạy thu hút 300 cá nhân từ các doanh nghiệp hội viên tham dự), đồng thời thông qua Giải chạy còn kêu gọi chương trình Phủ xanh Trường Sa…