Chuỗi cung ứng lạnh - tiềm năng phát triển ngành logistics Việt Nam (Kỳ 2)

01/01/1970 08:00

(VLR) Theo báo cáo nghiên cứu về ngành logistics tại các nước ASEAN của Frost &Sullivan (2012) thì logistics kiểm soát khí hậu là 1 trong 3 nhánh logistics có yêu cầu và tiềm năng tăng trưởng cao nhất ở VN hiện nayi. Tốc độ tăng trưởng của ngành logistics kiểm soát khí hậu tăng gấp 4 lần vào năm 2012 so với năm 2008, (Bảng 3). Có một số nguyên nhân chính thúc đẩy sự lớn mạnh này.


3. Nguyên nhân thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng lạnh tại VN

Theo báo cáo nghiên cứu về ngành logistics tại các nước ASEAN của Frost &Sullivan (2012) thì logistics kiểm soát khí hậu là 1 trong 3 nhánh logistics có yêu cầu và tiềm năng tăng trưởng cao nhất ở VN hiện nayi. Tốc độ tăng trưởng của ngành logistics kiểm soát khí hậu tăng gấp 4 lần vào năm 2012 so với năm 2008, (Bảng 3). Có một số nguyên nhân chính thúc đẩy sự lớn mạnh này.

a, Tổn thất trong quá trình phân phối hàng hóa lớn: Theo Bộ NN-PTNT, mỗi năm VN thiệt hại khoảng 50.000 tỉ đồng do tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông lâm thủy sản. Riêng với rau quả, tổn thất khoảng 25% đối với các loại quả và hơn 30% đối với rau. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước châu Á như Ấn Độ là 3-3,5%, Bangladesh 7%, Pakistan 2-10%, Indonesia 6-17%, Nepal 4-22%. Ngành thủy sản là ngành xuất khẩu mũi nhọn, đạt gần 5,2 triệu tấn năm 2012, có tỷ lệ thất thoát sau nuôi trồng, khai thác từ 20-30% tổng sản lượng khai thác, tức là hơn 400.000 tấn, trị giá khoảng 8.000 tỉ đồng. Nguyên nhân chính của những tổn thất là do thiếu các thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, chủ yếu áp dụng phương pháp bảo quản bằng nước đá xay, hoặc ướp muối, độ lạnh không đủ ở mức cần thiết cho việc duy trì và bảo quản. Đây là thách thức nan giải cho ngành khai thác thủy sản VN. Với mục tiêu Bộ NN&PTNT đề ra đến năm 2020 là giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản từ 20% xuống 10%, rau quả 10-12%. Triển khai các chuỗi lạnh cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực này là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

b, Sự lớn mạnh không ngừng về xuất khẩu các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệpdược phẩm, chế biến thức ăn, và hoa tươi cắt cành là tiền đề cho xu hướng hình thành thị trường logistics kiểm soát khí hậu và các chuỗi cung ứng lạnh tại VN (Bảng 1). Theo nghiên cứu của Frost & Sullivan, các ngành hàng này có nhu cầu về dự trữ và bảo quản bằng kho và thiết bị lạnh hiện chiếm tới trên 40% ( Đồ thị 1).

Năm

Tổng giá trị

(tỷ USD)

Ngũ cốc

(tỷ USD)

Rau và đậu

(tỷ USD)

Quả

(tỷ USD)

2000

5.09

3.09

0.35

0.34

2001

5.20

3.08

0.38

0.36

2003

5.49

3.34

0.44

0.39

2004

5.70

3.42

0.45

0.39

2005

5.96

3.46

0.46

0.41

2006

6.04

3.58

0.50

0.44

2007

6.25

3.59

0.53

0.45

2008

6.46

3.65

0.57

0.49

2009

6.85

3.92

0.59

0.51

Bảng1. Tăng trưởng các ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu VN

Rõ nhất là các sản phẩm nông nghiệp, ngành này có sản lượng xuất khẩu tăng đều trong thập niên 2000-2010. Trong đó nhóm ngành rau quả có tốc độ tăng trưởng từ 10-35%, (Bảng 2). Hiện VN là 1 trong 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới nhờ tăng trưởng mạnh ở các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc. Năm 2011, đạt kỷ lục 630 triệu USD, năm 2012, xuất khẩu rau quả tăng trưởng chậm lại do vướng các quy định về chất lượng của các nước nhập khẩu. Ứng dụng các chuỗi cung ứng lạnh cho ngành không chỉ giúp sản lượng xuất khẩu tăng cao mà còn góp phần giải quyết tốt vấn đề tăng cường chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tuân thủ tốt các quy trình kiểm định quốc tế tại các thị trường nhập khẩu khó tính.

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

10T/2012

KN xuất khẩu

235

259

305,6

396

438

460,2

622,5

650,95

Tăng trưởng (%)

31,3

10,21

17,99

29,58

10,61

5,07

35,27

4,57

(Đơn vị triệu USD)

Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu rau quả VN từ 2005 đến tháng 10.2012

Xuất khẩu hoa tươi là ngành công nghiệp mới nổi, chủ yếu từ cao nguyên miền Trung (Đà lat) tới thị trường các quốc gia Nhật, Úc và Singapore. Đây cũng là ngành hàng có nhu cầu rất cao về chuỗi lạnh để duy trì liên tục độ tươi mới và giá trị sản phẩm. Sản lượng hoa cắt cành đã đạt một bước nhảy kỷ lục với 26 triệu cành năm 1995 lên 308 triệu cành năm 2005, tăng 11,9 lần, và tới năm 2009 xấp xỉ 2 tỷ cành.

Mặt hàng dược phẩm có nhu cầu nhập khẩu lớn do vai trò quan trọng với thị trường tiêu dùng trong nước, đặc biệt là nhóm các vac-xin. Ngành dược phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh cho thị trường nội địa do thiếu các nhà cung cấp vật liệu chế biến địa phương và đặc biệt là thiếu hụt về nguồn nhân lực cho sản xuất dược phẩm. Hiện dược phẩm có nguồn nhập khẩu chính là 60% tại châu Âu như Pháp (40%) Đức (13%), Hà Lan (7%), ngoài ra là từ các quốc gia Anh, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thủy sản xuất khẩu cũng có tốc độ tăng trưởng lớn (Đồ thị 2), mặt hàng này có yêu cầu nghiêm nhặt về chế độ bảo quản lạnh và lạnh sâu đồng thời đòi hỏi chặt chẽ về thời gian cung ứng tới thị trường. Theo dự đoán đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ có tốc độ tăng trưởng từ 8-10% năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5-7 triệu tấn.

c) Gia tăng lớn số lượng các thị trường xuất khẩu. Tính tới năm 2011, VN trao đổi thương mại với 118 thị trường xuất khẩu và 107 thị trường nhập khẩu thuộc tất cả các châu lục trên thế giới. Trong đó tập trung vào các thị trường chính là ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sự mở rộng nhanh chóng tới thị trường của các châu lục với các điều kiện khí hậu rất khác nhau làm tăng tính phức tạp với yêu cầu chế độ nhiệt độ và độ ẩm cho các quá trình cung ứng. Bên cạnh đó sự đa dạng của thị trường cũng cho thấy những thách thức về khoảng cách cung ứng ngày càng lớn hơn. Việc hình thành các chuỗi lạnh sẽ tạo ra mạng lưới cung ứng đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ sang các thị trường xa xôi với hiệu quả cao.

d) Xu hướng tiêu dùng hàng đông lạnh với các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường trong nước và xuất nhập khẩu thế giới ngày càng tăng cao.Với đà tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5%/năm trong suốt 10 năm qua, mức sống của người dân VN ngày càng cao, kéo theo nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm và thực phẩm chất lượng cao tăng lên nhanh chóng. Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (Business Monitor International - BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở thị trường VN trong giai đoạn 2009-2014 sẽ tăng 67,3%. Tuy nhiên cũng gia tăng đáng kể hiện tượng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhiều nơi trong cả nước với nhiều nguyên nhân, trong đó có ngyên nhân do thiếu công nghệ bảo quản chế biến lạnh trong sản xuất và phân phối. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng trong nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩuii. Các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của VN như Mỹ, Nhật Bản và EU thường xuyên đưa ra các quy định kiểm soát về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Gần đây nhất là Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) của Mỹ đề ra quy trình kiểm tra hết sức ngặt nghèo đối với các sản phẩm nông sản, đồ ăn, đồ uống nhập khẩu, đồng thời thu hồi các sản phẩm không đảm bảo chất lượng đồng thời tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩm đó. Hình thành các chuỗi bảo quản lạnh sẽ cho phép đáp ứng tốt các yêu cầu cuộc sống của người dân trong nước cũng như đảm bảo ổn định cho các ngành hàng xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản và rau hoa quả trong tương lai.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Chuỗi cung ứng lạnh - tiềm năng phát triển ngành logistics Việt Nam (Kỳ 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO