Giá cà phê tăng nhưng người nông dân chưa vội mừng

Minh Nguyệt|04/05/2024 09:59

Cà phê vốn là loại cây chủ lực, mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân, đặc biệt là người dân vùng Tây Nguyên. Từ đầu năm đến nay, giá cà phê tăng đột biến, khiến người trồng mừng vì được giá, nhưng doanh nghiệp sản xuất thu mua cà phê lại đầy nỗi lo.

Thực trạng giá cà phê trong nước và quốc tế

Giá cà phê từ đầu năm 2024 đến nay phải nói là có mức tăng đột biến trong lịch sử, năm ngoái mức giá cà phê trong nước tại vườn chỉ ở mức 50.000 đồng/kg. Thì hiện nay mức giá đã tăng theo nhiều đợt, lên đến 80.000 đồng/kg, và hiện tại đã đạt mức 120.000 đồng/kg.

arabica-coffee-berries-with-agriculturist-handsrobusta-arabica-coffee-berries-compressed.jpg

Nhưng giá này chưa dừng lại ở đó, mà có thể còn tăng cao hơn nữa theo các nhà nghiên cứu dự báo giá thị trường cà phê. Mức đỉnh dự kiến có thể đạt tới 150.000 đồng/kg.

Những tháng mùa đông đang tới gần ở khu vực Nam bán cầu, theo truyền thống thì thị trường trọng tâm đầu cơ sẽ dịch chuyển sang Brazil, quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới (chiếm 40-50% thị trường cà phê thế giới).

Theo giacaphe.com, thì giá cà phê Arabica tháng 7 giao dịch vào ngày 3/5 giảm 9,70 và cà phê Robusta giảm 298$ nằm ở mức 3680$/tấn. Trung bình giá cà phê tại Việt Nam theo phiên giao dịch ở mức 118.000 đồng/kg.

Lý giải giá cà phê tăng cao

Theo như các nhà nghiên cứu, nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino gây khô hạn khắp các vùng trồng cà phê trên toàn cầu. Ngay ở Việt Nam, hiện tượng khô hạn ở Tây Nguyên khiến hạt cà phê bị cháy non cũng nhiều. Nên các nhà mua hàng đang lo lắng cho những vụ cà phê tới, nên có việc liên tục từ vụ mùa năm 2023 đến nay sản lượng cà phê sụt giảm nhiều trên khắp thế giới.

Cùng với đó là các cuộc xung đột quân sự trên thế giới, căng thẳng trên Biển Đỏ khiến cước vận chuyển và nhiều chi phí tăng, đẩy giá cà phê lên cao.

Hiện nhiều nhà đầu cơ chọn cà phê thay vì chọn dầu mỏ và vàng, điều này cũng góp phần khiến giá cà phê tăng lên chóng mặt.

Niềm vui chưa trọn

Giá cà phê tăng cao là điều đáng mừng cho người dân, nhưng thực tế lượng cà phê người dân còn lưu giữ rất ít. Cùng với đó, người dân đang lo cây cà phê bị sâu bệnh do biến đổi thời tiết, nắng hạn kéo dài, sản lượng sụt giảm vào vụ sau.

coffee-brewing-concept.jpg

Các doanh nghiệp thu mua cà phê thì lo lắng về các hợp đồng đã kí. Một số công ty phải thay đổi bằng chiến lược nhập cà phê robusta từ Ấn Độ hoặc Brazil, mặc dù chất lượng và hương vị không bằng, nhưng để đảm bảo giá thành và đủ hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến cà phê của Việt Nam.

Đặc biệt cà phê mỗi loại sẽ có hương vị riêng, nên thay thế bằng nguồn hàng khác không hề đơn giản. Nguồn hàng này ở mức cao và trong thời gian dài thì khách hàng sẽ lựa chọn nguồn cung cà phê từ các quốc gia khác như Brazil hoặc Indonesia.

Giá cà phê tăng cao, những nhà bán lẻ cà phê cũng băn khoăn với việc giữ giá hay tăng giá. Giữ giá thì không có lời, mà tăng giá thì khó giữ khách. Việc giá cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng ngay tại Việt Nam trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn cũng khiến cho việc ủng hộ và thưởng thức cà phê quê nhà thêm phần hạn chế.

Bài liên quan
  • Hành trình gian nan của cây cà phê Việt
    Cây cà phê vốn là loại cây xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam. Loại cây này được du nhập vào nước ta do phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai của vùng cao nguyên đất đỏ. Ngày nay cây cà phê đã phủ khắp Tây Nguyên, cà phê trở thành thức uống yêu thích cùng với trà và mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Giá cà phê tăng nhưng người nông dân chưa vội mừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO