Chuỗi cung ứng lạnh - tiềm năng phát triển ngành logistics Việt Nam (Kỳ 3)

01/01/1970 08:00

(VLR) Với những yêu cầu trước mắt về chuỗi cung ứng lạnh, ngành logistics cũng có những thuận lợi không nhỏ. Trước hết là môi trường đầu tư thuận lợi cho phép tăng cường các dòng FDI, thúc đẩy tăng trưởng các dòng thương mại hàng hóa trong nước và quốc tế, trong đó có một tỷ lệ lớn các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ. Hiệp định WTO cũng đang dần xóa bỏ những giới hạn về FDI vào ngành logistics tại VN, cho phép thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp logistics quốc tế vào hoạt động kiểm soát các điều kiện khí hậu trong các chuỗi cung ứng. Xuất hiện các liên doanh giữa các công ty quốc tế và trong nước, hình thành nhiều nhà cung cấp dịch vụ gom hàng. Công nghiệp logistics bắt đầu trưởng thành và có thể chào hàng các dịch vụ phức tạp. Những nhân tố trên tạo các điều kiện thuận lợi để cung cấp các giải pháp kiểm soát hợp nhất cho các chuỗi cung ứng hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ đang tăng trưởng lớn như các chuỗi lạnh.

4. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển logistics chuỗi cung ứng lạnh VN

Với những yêu cầu trước mắt về chuỗi cung ứng lạnh, ngành logistics cũng có những thuận lợi không nhỏ. Trước hết là môi trường đầu tư thuận lợi cho phép tăng cường các dòng FDI, thúc đẩy tăng trưởng các dòng thương mại hàng hóa trong nước và quốc tế, trong đó có một tỷ lệ lớn các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ. Hiệp định WTO cũng đang dần xóa bỏ những giới hạn về FDI vào ngành logistics tại VN, cho phép thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp logistics quốc tế vào hoạt động kiểm soát các điều kiện khí hậu trong các chuỗi cung ứng. Xuất hiện các liên doanh giữa các công ty quốc tế và trong nước, hình thành nhiều nhà cung cấp dịch vụ gom hàng. Công nghiệp logistics bắt đầu trưởng thành và có thể chào hàng các dịch vụ phức tạp. Những nhân tố trên tạo các điều kiện thuận lợi để cung cấp các giải pháp kiểm soát hợp nhất cho các chuỗi cung ứng hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ đang tăng trưởng lớn như các chuỗi lạnh.

Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp hiện đều tăng, đặc biệt là với nhu cầu thuê ngoài dịch vụ kiểm soát khí hậu, tăng gấp hơn 4 lần từ năm 2012 so với 2008 (Bảng 3). Do đó các nhà cung cấp dịch vụ có một thị trường tăng trưởng ổn định để yên tâm đầu tư phát triển

Loại dịch vụ

Dịch vụ logistics

Tỷ lệ % thuê ngoài

2008

2012

Cơ bản

Vận tải đầu ra

85

91

Kho hàng đầu ra

71

85

Vận tải đầu vào

69

88

Kho hàng đầu vào

33

56

Gia tăng

Quản lý dự trữ

28

48

Quản trị kho hàng

19

67

Quản lý đơn hàng

14

43

Quản lý nhà cung cấp

11

23

Thông tin và hỗ trợ hải quan

9

13

Logistics thu hồi

7

19

Logistics kiểm soát khí hậu

5

21

Bảng 3: Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp VN (Frost &Sullivan)

Ngành logistics VN đang được Chính phủ quan tâm, rõ nhất là đầu tư cho hệ thống GTVT nội địa. Tích cực triển khai các chương trình có liên quan đến phát triển logistics lạnh như Đề án chống tổn thất sau thu hoạch, theo đó đến năm 2020, sẽ cơ bản khắc phục được tình trạng tổn thất lúa gạo xuống 5-6%, rau quả 10-12%, thủy sản dưới 10%. Đề án này tạo tiền đề cho các DN, đơn vị và tổ chức ứng dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo quản lạnh, mát, bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ, nhằm kéo dài thời gian vận chuyển đi xa và bảo đảm chất lượng hàng hóa. Tạo điều kiện đầu tư các thiết bị chế biến và bảo quản như kho lạnh, xe lạnh, thiết bị xử lý các điều kiện khí hậu để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Đây là những kỹ thuật cơ bản trong các chuỗi cung ứng lạnh hiện nay. Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg còn tạo cơ chế hỗ trợ các DN đầu tư xây dựng kho lạnh được áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển; miễn tiền thuê đất; được hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng; 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. Đây là những động thái tích cực tạo điều kiện cho ngành logistics chuỗi lạnh hình thành thuận lợi.

Tuy nhiên, với đặc điểm của một ngành logistics non trẻ, việc hình thành các chuỗi cung ứng lạnh đang đối mặt với không ít khó khăn trước mắt.

Khó khăn có tính chất bao trùm là ngành logistics đang thiếu một chiến lược tổng thể và nghèo nàn vê chính sách. Chưa có quy hoạch dài hạn và hợp lý về mạng lưới logistics cũng như các định hướng trọng tâm trọng điểm. Tính tự phát vẫn còn khá phổ biến trong đầu tư tại các địa phương, khu vực, ngành nghề. Bên cạnh đó cũng chưa có các chính sách sát thực, hiệu quả đề tạo ra những bước chuyển chắc chắn, ổn định cho ngành. Điều này làm ảnh hưởng tới các điều kiện nền tảng cho hoạch định các chuỗi logistics cung ứng lạnh

Thị trường logistics nói chung đang trong giai đọan đầu phát triển, nhiều DN có nhu cầu về logistics chuỗi lạnh nhưng chưa mạnh dạn thuê ngoài. Chủ yếu tập trung vào các dich vụ logistics cơ bản như vận tải và kho bãi thông thường hơn là những dịch vụ đặc biệt có GTGT cao.

Công nghiệp logistics kiểm soát khí hậu cho các chuỗi cung ứng lạnh đang thiếu sự tham gia của của các nhà cung ứng giải pháp đầu cuối. Các DNVN chưa có khả năng và đủ trình độ để cung ứng các giải pháp về logistics lạnh. Các công ty logistics địa phương chủ yếu thực hiện việc phân chia hàng hóa và thủ tục hải quan. Các công ty quốc tế thì tập trung vào vận tải, đóng bao bì và kho vận quốc tế. Sự tham gia của các DN cung ứng dịch vụ logistics chuỗi lạnh còn khá thưa thớt. Có thể kể tên các thương hiệu quốc tế như Panalpina, Kuehne Nagel, Swire Cold, Schenker, Agility, APL, K-line, Maerks Logistics, Konoike và một số các thương hiệu nội địa như Quang Minh, Hoàng Hà, Minh Phương, Vinafco. Các công ty phải liên kết với nhau để cung cấp một số công đoạn trong chuỗi như: Vận tải lạnh hàng không - Vietnam Airlines; Vận tải lạnh đường biển: APL Logistics- Maersk lines- Mitsui O.S.K Lines; Kho lạnh: Mapletree… Một phần nguyên nhân của sự thưa thớt này là do các DN vẫn bị hạn chế bởi lộ trình hội nhập nên các công ty nước ngoài có khả năng cung cấp giải pháp cho toàn chuỗi chưa thể hình thành

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là từ hệ thống hạ tầng và CNTT phục vụ chuỗi lạnh.

Thiếu kho dùng cho bảo quản lạnh. Theo thống kê, tổng công suất hệ thống kho lạnh toàn quốc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng. Cơ cấu kho lạnh chưa phù hợp với yêu cầu, đặc biệt thiếu kho lạnh bảo quản sâu cho hàng thủy sản. Bên cạnh thiếu hụt tổng công suất còn có sự thiếu hụt do phân bố không hợp lý và trình độ công nghệ không đồng đều.

Chỉ tiêu

ĐBSH

BTB&DHMT

ĐNB

ĐBSCL

Toàn quốc

Kho lạnh sản xuất

Số lượng, chiếc

162

455

111

375

1.103

Công suất, tấn

28.540

53.055

18.978

250.310

350.833

C.suất TB,tấn/kho

176

117

171

667

318

Kho lạnh thương mại

Số lượng

94

51

34

31

210

Công suất, tấn

8.510

6.375

77.058

13.100

105.043

C.suất TB, tấn/kho

91

125

2.266

423

500

Kho lạnh ngoại quan

Số lượng

2

18

3

23

Công suất, tấn

580

5.150

11.246

16.976

C.suất TB,tấn/kho

290

286

3.749

738

Tổng công suất

37.630

64.580

107.282

263.410

472.902

Bảng: Phân bố hệ thống kho lạnh toàn quốc năm 2010

Nguồn: Báo cáo đánh giá trình độ công nghệ CBTS của viện nghiên cứu Hải sản, 2010.

Khảo sát của Viện nghiên cứu Hải sản cho thấy, thiếu kho đông lạnh sâu để dự trữ thủy sản, các kho lạnh thương mại có sức chứa lớn phân bố tập trung nhiều nhất ở vùng ĐNB (TP.HCM và Bình Dương). Tại các khu vực có nhu cầu dự trữ thủy sản trọng điểm như An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre chưa có đủ số lượng kho. Các khu vực như cảng Sài Gòn, Hải Phòng và cửa khẩu biên giới phía Bắc chưa có kho lạnh ngoại quan phục vụ xuất nhập khẩu hàng thuỷ sản và rau quả. Chưa hình thành hệ thống kho lạnh đạt chuẩn phục vụ phân phối ở các trung tâm thương mại, đô thị lớn trong cả nước. Chưa có hệ thống kho lạnh ngoại quan đặt ở các thị trường tiêu thụ lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản. Về công nghệ, có không ít kho lạnh với thiết bị và cách quản lý cũ, nhiệt độ không đạt tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến sản phẩm của các DN.

Thiếu phương tiện vận chuyển và công nghệ bốc xếp hàng lạnh. Các DN vận chuyển hàng đông lạnh chủ yếu sử dụng các container chuyên chở bằng các đội xe tải, xe container, tàu chở hàng có khoang lạnh, vận chuyển lạnh hàng không chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên các phương tiện này còn thiếu, chất lượng vận hành không đảm bảo. Đơn cử như khu vực ĐBSCL là vùng trọng điểm nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu của cả nước có chi phí cho hoạt động vận tải lạnh thủy sản khá cao (khoảng hơn 25% giá thành sản phẩm).

Hạ tầng CNTT và truyền thông giúp truyền dẫn các tín hiệu hội tụ giữa thoại và dữ liệu, giữa viễn thông, máy tính và phát thanh truyền hình, là cơ sở để các DN logistics và các DN chủ hàng hình thành nên mạng lưới thông tin logistics hữu hiệu cho quản lý và vận hành chuỗi cung ứng lạnh còn chưa bắt kịp với sự phát triển về CNTT. Việc áp dụng CNTT trong hoạt động của DN logisitics trong nước còn hạn chế. Phần lớn website của DN logisitics chỉ đơn thuần giới thiệu về dịch vụ của mình, thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ, đặc biệt là visibility (khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng). Đây lại là điều kiện cơ bản để tạo ra các chuỗi cung ứng lạnh có quản lý chặt chẽ. Do đó việc bổ sung các dịch vụ logistics chuỗi lạnh vào các DN logistics hiện nay cũng rất khó khăn.

Một thách thức không nhỏ là nhân tố con người, nguồn nhân lực logistics được đào tạo còn rất khan hiếm. Trong khi đó cung ứng các dịch vụ logistics chuỗi lạnh lại không chỉ đòi hỏi các kiến thức chung về logistics mà còn cần đến sự chuyên sâu về công nghệ logistics lạnh và đặc biệt là trình độ quản lý các chuỗi cung ứng lạnh ở mức độ cao.

Những khó khăn trên rõ ràng không thê giải quyết ngày một ngày hai, tuy nhiên ngành logistics cũng không thể kéo dài giai đoạn tự phát. Chính vì vậy, việc định hình chiến lược ngành logistics một cách có tổ chức phù hợp với yêu cầu trước mắt và lâu dài của nền kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của các DN cung ứng mà cần đến sự trợ giúp to lớn của Nhà nước và các cơ quan chính phủ. Xây dựng một chiến lược tổng thể với những phân ngành logistics mũi nhọn như logistics chuỗi cung ứng lạnh và quy hoạch một mạng lưới hạ tầng thống nhất trong quản lý và sử dụng là các giải pháp nền tảng dẫn dắt cũng như là chìa khóa để mở đường cho việc khai thác những ngành kinh doanh tiềm năng như logistics tại VN trong tương lai.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Chuỗi cung ứng lạnh - tiềm năng phát triển ngành logistics Việt Nam (Kỳ 3)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO