Lâu lắm chúng tôi mới gặp nhau, ngồi chuyện trò ồn ào giữa cái nắng gay gắt Sài Gòn và ao ước về một cơn mưa chiều bất chợt làm dịu mát không gian. Một người bạn đề nghị táo bạo là sao không ngồi với nhau trên phố núi, đón cái không khí lành lạnh, và nhìn sương chiều bay quẩn quanh. Táo bạo và quyết liệt nhưng chúng tôi đồng ý ngay, và tính toán rất nhanh để thực hiện ý tưởng thú vị này.
Sắp xếp hành lý xong, theo xe của một người bạn là lên đường. Hành trình dài tám tiếng, từ Sài Gòn lên Đà Lạt mang đầy háo hức, phấn khởi như lần đầu. Vì không phải dịp lễ nên xe chạy rất nhanh, qua cao tốc Long Thành- Dầu Giây, đi hết mảnh đất Đồng Nai là chúng tôi lên đèo Bảo Lộc. Trên con đường đèo với cảnh núi rừng rất đẹp ấy bỗng ào ào đổ mưa. Cơn mưa nặng hạt, bất chợt khiến chúng tôi e ngại Đà Lạt mùa này sẽ mưa nhiều, chúng tôi sẽ chẳng đến được những nơi như dự định.
Qua đèo Prenn, cái hơi lạnh của miền cao
nguyên đã bắt đầu len lỏi. Hơi núi rừng đã tỏa
ra mùi man mát, đặc trưng. Đặt chân đến phố
núi mộng mơ khi phố thị đã lên đèn, nhưng
Đà Lạt không quá yên tĩnh, vắng vẻ. Có lẽ
nhiều người say mê và yêu Đà Lạt nên cũng
hay lui tới chốn này. Cơn mưa vội vàng mùa hạ đổ xuống ào ạt, mưa làm mờ đi
dãy núi phía xa, mưa rất vội, đến nhanh như người bận công việc gì rồi lại đi ngay. Mưa kéo theo những con gió rào rạt cả đại ngàn, ướt sũng những mảnh đất đỏ dưới chân, nhưng không làm gãy một cành hoa nào cả. Cây và hoa ở đây chắc đã quen quá với nơi này, nên dù mỏng manh vốn thế nhưng đầy kiên cường, mãnh liệt.
Nhóm tôi còn một người bạn, không sắp xếp được công việc, nên đành chọn di chuyển đến Đà Lạt bằng máy bay. Sân bay Liên Khương đón chào bạn không mộng mơ với con đường đầy hoa phượng tím, hoa anh đào nở đỏ hồng rực rỡ, cũng chẳng có những đóa hoa dã quỳ yêu kiều. Chỉ có những đám mây vẩn vơ bay, với nhiều hình thù độc đáo, khác lạ, nhưng bồng bềnh lơ đãng.
Nghỉ dưỡng giữa thông reo vi vút (Nam Hồ Hill)
Chọn khu nghỉ dưỡng Nam Hồ Hill, do một người bạn quen thân đặt sẵn. Chúng tôi thuê một căn villa, có khoảng sân nhỏ nhỏ dưới tán cây thông già. Nơi đây vốn được xây dựng trên đồi thông, tại số 91, phường 11, TP. Đà Lạt. Tuy gần thành phố, nhưng lại có một không gian tách biệt, yên tĩnh lạ thường, với những ngôi nhà được xây dựng thoai thoải theo những triền đồi.
Chúng tôi nhận phòng, nghỉ ngơi và xuống khoảng sân và tự chuẩn bị tiệc đêm, chỉ là vài ba món nướng đơn giản nhờ cô chủ mua và ướp sẵn, rồi vừa nói chuyện, vừa đàn hát giữa hơi sương. Giữa những đóa hoa sim tím sẫm như đôi mắt của người tình, giữa rừng thông vi vu gió và phía dưới kia là sườn đồi, là ánh đèn phố thị nhấp nháy, là đêm phố núi huyền hoặc mê đắm.
Có nhiều cách di chuyển từ Sài Gòn đến Đà Lạt, di chuyển bằng xe Mai Linh, Thành Bưởi với giá vé từ: 270.000 đến 300.000 đồng/ người.
Hoặc di chuyển bằng máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Liên Khương: từ 600.000 – 1000.000 đồng/ người.
Đà Lạt cũng đa dạng về nơi lưu trú, có nhiều khách sạn gần trung tâm giá từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng/ đêm/ phòng. Hoặc những homestay với view đẹp giá rẻ: 800.000- 1.600.000 đồng/ ngày/ căn. Hay những khu villa riêng với giá: 3.000.000- 5000.000 đồng/ ngày/ căn.
Mỗi địa điểm vui chơi ở Đà Lạt có thu phí tầm từ 100.000- 400.000/ đồng, tuỳ theo dịch vụ vui chơi của từng khu.
Đến Đà Lạt, du khách có thể thưởng thức gà nướng cơm lam (250.000 đồng/ phần/ người), sữa đậu nành (15.000 đồng/ ly), bánh ướt lòng gà (60.000 đồng/ phần), và nhiều đặc sản khác như: kem bơ, bánh tráng nướng, lẩu bò Cầu Gỗ,…
Cầu Đất - đi tìm mây trắng của trời xanh
Đà Lạt có nhiều nơi để đi, để ngắm nhìn, để say mê. Bất cứ nơi nào, góc nào nơi đây cũng chứa chan sự sống, cũng rực rỡ theo cách riêng, cũng bay bổng như những đám mây thường rong chơi rất gần.
Chúng tôi chọn Cầu Đất để đi săn mây vào sáng hôm sau. Cầu Đất thuộc vùng ngoại ô, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20km. Đường không khó đi vì đã được trải nhựa sạch sẽ, dù mùa này mưa nhiều, những cơn mưa cao nguyên làm đất đỏ muốn chảy tràn xuống lòng đường. Không khí trong lành, rừng thông vi vút và se lạnh là những gì chúng tôi cảm nhận được trong buổi sáng dịu dàng ở đây. Nơi đây được lấy tên theo đồi chè lớn nhất khu vực - đồi chè Cầu Đất. Năm 1920, người Pháp đã nhận thấy thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây rất thích hợp với việc trồng chè. Năm 1927, Cầu Đất Farm được thành lập, với khoảng 600 ha, chủ yếu là trồng chè đen để xuất khẩu. Ở độ cao 1.650m đến nay, Cầu Đất vẫn bạt ngàn và xanh mướt màu xanh mỡ màng của những búp chè, thơm thoang thoảng cả vùng núi đồi và ngập tràn những đụn mây trắng bồng bềnh.
Để săn được mây, chúng tôi phải thức dậy từ lúc 4h giờ sáng và di chuyển khoảng 30 phút theo hướng Trại Mát để tới đây. Một buổi sớm mùa hè, trời còn mù sương. Nhưng giây phút nhìn biển mây bồng bềnh phủ khắp những ngọn đồi, ngồi ăn áng và uống cà phê nóng ngay giữa không gian khoáng đạt chờ mặt trời lên đỏ ối phía xa cũng là khoảnh khắc thật kỳ diệu.
Chợ đêm Đà Lạt - trái tim rộn ràng của cao nguyên
Đến với Đà Lạt, có nhiều điểm để lựa chọn tham quan, từ những địa danh mang đầy những trầm tích lịch sử như: Dinh 1-2-3 của vua Bảo Đại xây thời còn Đà Lạt có nhiều nơi để đi, để ngắm nhìn, để say mê. Bất cứ nơi nào, góc nào nơi đây cũng chứa chan sự sống, cúng rực rỡ theo cách riêng, cũng bay bổng như những đám mây thường rong chơi rất gần.
Triều đình nhà Nguyễn, nhà thờ Con Gà, trường Cao đẳng
sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt... mang đậm kiến trúc Pháp, hay
những vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên gắn với những câu chuyện
thấm đẫm tình, mang màu sắc huyền thoại như: núi Lang
Biang, thác Đatanla, đèo Mimosa,...
Hay những vẻ đẹp được gây dựng từ bàn tay cần cù của con người như: vườn hoa, vườn dâu xum xuê trái, hay những vườn đầy trái hồng lủng lẳng rực lên trong cái se lạnh của mùa đông,...
Nhưng không thể bỏ qua, không đến với chợ đêm Đà Lạt. Chợ không rõ được hình thành từ bao giờ. Vào năm 1923, khi Hébrard hoàn thành đồ án quy hoạch thị xã Đà Lạt đã hiện hữu một ngôi chợ ở vị trí ấp Ánh Sáng. Năm 1929, công sứ Chassaing đã dời ngôi chợ này về khu Hòa Bình, chợ được dựng bằng ván gỗ và mái tôn nên người dân còn gọi nôm na là “chợ Cây”.
Sau một trận hỏa hoạn lớn, ngôi chợ được xây dựng lại bằng gạch, ngay trên bức tường có gắn nổi huy hiệu thành phố. Tạc hình một đôi thanh niên nam nữ dân tộc, người nữ mang gùi, người nam tay cầm ngọn giáo nhắm vào một con cọp. Sau nhiều lần tôn tạo, chợ có cả khu công viên phía trước kéo dài đến bên bờ Hồ Xuân Hương, và quảng trường ấy thành chợ đêm tấp nập. ật là thiếu sót nếu đến phố núi mà không ngồi uống một ly sữa đậu nành nóng, không ăn trái bắp nướng thơm nghi ngút khói, không ngồi co ro dưới cái không khí se se của cao nguyên và nhìn dòng người đi lại mua sắm rộn ràng.
Cũng là chợ thế thôi, nhưng chợ đêm khiến phố núi bỗng vui lên, ấm áp hẳn chứ không buồn đến cô tịch, lạnh lẽo. Người ta chẳng đi chợ vì cần mua một món đồ gì, mà đến với chợ vì cái không khí rất riêng của đêm, thưởng thức cái mùi hương rất riêng và những cảm xúc rất riêng,...