Để các vùng kinh tế trọng điểm tiếp tục là đầu tàu phát triển của đất nước

Hà Nội Mới|10/06/2020 08:56

(VLR) Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 200/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi, tiềm năng, lợi thế để trở thành các cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi, tiềm năng, lợi thế để trở thành các cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thời gian qua, các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi, tiềm năng, lợi thế để trở thành các cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng lưu ý cần phải khẩn trương rà soát, hoàn thiện việc lập quy hoạch vùng của các vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch cấp tỉnh đối với các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm, bảo đảm khắc phục các vướng mắc hiện nay và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo điều kiện để các vùng kinh tế trọng điểm tiếp tục là đầu tàu phát triển kinh tế của đất nước.

Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hành động gắn với các biện pháp cụ thể để thu hút và đón nhận các dòng vốn đầu tư dịch chuyển, tập trung hướng vào các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường, liên kết chặt chẽ với các dự án trong vùng và cả nước.

Thủ tướng nêu rõ phải có cơ chế huy động nguồn lực phù hợp, nhất là cơ chế huy động vốn của chính quyền địa phương hoặc Chính phủ bảo lãnh cho các địa phương trong vùng để phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vùng và cả nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ xem xét 2 phương án về cơ chế điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Để các vùng kinh tế trọng điểm tiếp tục là đầu tàu phát triển của đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO