‏Điểm danh các cảng hàng không lớn Việt Nam‏

‏Thông qua việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, các cảng hàng không tại Việt Nam đóng vai trò như một “mắt xích” quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thông, du lịch và ngành dịch vụ Việt Nam. Không chỉ là những cửa ngõ vận chuyển hàng hóa và con người mà các cảng hàng không còn là điểm nối liền cho sự phát triển kinh tế, du lịch và giao thương quốc tế. ‏

‏Các hãng hàng không lớn tại Việt Nam (Ảnh: VOV Giao Thông)‏

1.‏Vài nét sơ lược‏

‏*Lịch sử hình thành và phát triển‏

‏Ngành Hàng không Việt Nam đã trải qua chặng đường hơn 65 năm hình thành và phát triển với 3 giai đoạn nổi bật:‏

‏Giai đoạn 1 (1956 - 1975): Cục Hàng không dân dụng ra đời‏

‏Giai đoạn 2 (1976 - 1989): Mở rộng và phát triển trong điều kiện mới‏

‏Giai đoạn 3 (1989 - 2015): Đổi mới - phát triển - hội nhập quốc tế mạnh mẽ ‏

‏(Nguồn: ‏‏Lịch sử phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam‏‏) ‏

‏*Đặc điểm‏

‏Hệ thống cảng hàng không Việt Nam phân bố rộng khắp cả nước, các cảng hàng không quốc tế chính phân bố tại Hà Nội và TP. HCM. ‏

‏Tại Việt Nam, hệ thống cảng hàng không được chia thành hai loại chính sau:‏

‏Cảng hàng không quốc tế: vận chuyển trong nước và quốc tế‏

‏Cảng hàng không nội địa (quốc nội): vận chuyển trong nước‏

‏Trong thời kỳ 2021-2030, mạng lưới cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM, hình thành 28 cảng hàng không, bao gồm: ‏

‏14 cảng hàng không quốc tế‏

‏14 cảng hàng không quốc nội‏

‏(Nguồn: ‏‏Các cảng hàng không Quốc tế & Nội Địa tại Việt Nam‏‏) ‏

2.‏Thành tựu‏

‏Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), năm 2023, thị trường hàng không Việt Nam vẫn giữ vững được vị thế của một quốc gia có mức an ninh, an toàn, phục hồi tốt nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. ‏

‏Trong thời gian tới, toàn ngành sẽ hướng tới phát triển phương tiện thân thiện môi trường tại sân bay như xe điện, đặc biệt là hình thành trung tâm logistics xanh, cảng xanh, ứng dụng công nghệ mới, năng lượng mới thay thế nhiên liệu truyền thống cho phương tiện. ‏

‏(Nguồn: ‏‏Hàng không Việt Nam được đánh giá thế nào tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?‏‏) ‏

‏Trong hơn một thập kỷ vừa qua, ngành hàng không Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước:‏

‏Tăng trưởng bình quân 10 năm gần đây khoảng 18%‏

‏Thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới - Nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. ‏

‏(Nguồn: ‏‏Đầu tư hệ thống cảng hàng không liên hoàn, đồng bộ‏‏) ‏

3.‏Điểm danh các cảng hàng không lớn Việt Nam‏

‏*Cảng hàng không quốc tế:‏

‏Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) - đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông quốc tế và phát triển du lịch, kinh tế của Việt Nam (Ảnh: VietJet Air)‏

‏Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) - trọng điểm giao thông miền Bắc (Ảnh: VinWonders)‏

‏Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng - xếp thứ 3 về quy mô tại Việt Nam (Ảnh: VieJjet Air)‏

‏Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc - ngã tư của những hành trình đưa du khách đến với thiên đàng du lịch của Việt Nam (Ảnh: Nhà Today)‏

‏Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) - đóng vai trò chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch không chỉ cho Cam Ranh mà còn cho cả vùng duyên hải miền Trung (Ảnh: ACV)‏

‏*Cảng hàng không quốc nội (nội địa):‏

‏Cảng hàng không Điện Biên - từng là sân bay dã chiến hồi 1954 – cứ điểm 206 năm xưa (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)‏

‏Cảng hàng không Thọ Xuân (Thanh Hóa) - sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng (Ảnh: VnEconomy)‏

‏Cảng hàng không Liên Khương (Đà Lạt) - được thiết kế theo hình ảnh hoa cúc quỳ (Ảnh: VietJet Air)‏

‏Cảng hàng không Phù Cát (Bình Định) - sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng (Ảnh: Báo Đầu tư)‏

‏Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình) - gần giáp bờ biển Đông (Ảnh: Dịch vụ hàng Air)‏

‏*Nổi bật‏

‏Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) ‏

‏Dự án sân bay quốc tế đã được Quốc hội thông qua vào sáng 25/6/2015, với tổng mức đầu tư khoảng 109.111,742 tỷ đồng (hơn 4,6 tỷ USD).‏

‏Hướng tới trở thành cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.‏

Bài liên quan
  • NET ZERO – Từ khóa của tương lai xanh
    "Net zero" đang trở thành một khái niệm quan trọng và từ khóa hot trong nhiều lĩnh vực trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường, kinh tế và chính trị. Dưới đây là một số điểm chính giải thích về "net zero" và tại sao nó đang trở thành một từ khóa quan trọng:

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
‏Điểm danh các cảng hàng không lớn Việt Nam‏
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO