Đồng bằng Sông Cửu Long: ứng phó & thích nghi với biến đổi khí hậu

20/04/2016 08:20

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Những diễn biến tiêu cực do thời tiết cực đoan của biến đổi khí hậu gây ra (có yếu tố El Nino) tại ĐBSCL trong thời gian vừa qua đòi hỏi các Bộ Ngành có liên quan phải xắn tay vào cuộc, đưa ra những giải pháp giúp người dân ứng phó và thích nghi với hiện tượng này.

(Vietnam Logistics Review)Những diễn biến tiêu cực do thời tiết cực đoan của biến đổi khí hậu gây ra (có yếu tố El Nino) tại ĐBSCL trong thời gian vừa qua đòi hỏi các Bộ Ngành có liên quan phải xắn tay vào cuộc, đưa ra những giải pháp giúp người dân ứng phó và thích nghi với hiện tượng này.

Đối phó kịp thời và hành động cương quyết

Trong tài liệu đã công bố Uỷ ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu (IPCC) có khuyến cáo các quốc gia 3 biện pháp:

Bảo vệ đầy đủ,tức là dùng hệ thống đê điều kiên cố ngăn ngừa xâm nhập mặn, đôn cao đất đai và các công trình ven biển để đối phó với nước biển dâng cao.

Thích nghi,tức là cải tạo cơ sở hạ tầng để chuyển đổi tập quán sinh hoạt, canh tác của dân hay nói cách khác là “chung sống” với những biến đổi.

Tái định cư, tức là di dời cơ sở hạ tầng ra khỏi khu vực nguy hiểm lên vùng cao hơn, vào sâu trong lục địa có nghĩa là “bỏ đất”.

Cho đến nay, ở VN chưa nghe ai đề cập đến biện pháp thứ ba vì đất đai hẹp, người đông nếu bỏ đất cũng sẽ là thảm họa cho quốc gia. Như vậy, cho dù “bảo vệ” hay “thích nghi” thì vấn đề phải tạo được năng lực ứng phó cơ bản. Vì vậy, trong ứng phó nên nghiên cứu nhiều khả năng và nhiều phương án phù hợp với địa phương, đồng thời cần lưu ý đến yếu tố phát triển của từng vùng. Điều quan trọng nhất là phải đối phó kịp thời. Ví dụ: Lựa chọn phương án “công trình” (đê điều, hệ thống cống thoát nước kiên cố…) hay “phi công trình” (thích nghi, thay đổi tập quán canh tác, đời sống, áp dụng giống mới, cây con thích hợp…) hoặc kết hợp cả hai biện pháp. Khi xác định chính xác rồi thì cần hành động cương quyết có sự hiệp đồng, giúp đỡ của quốc tế và lực lượng tổng hợp cả nước.

Những diễn biến tiêu cực do thời tiết cực đoan của biến đổi khí hậu gây ra tại ĐBSCL là bài học đáng giá để chúng ta xác định phương hướng hành động chuẩn xác trong giai đoạn sắp tới.

Ứng dụng khoa học công nghệ - huy động các chuyên gia vào cuộc

Biến đổi khí hậu là thảm họa thời đại, ảnh hưởng chung đến sự phát triển toàn cầu, được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm ứng phó bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào tiềm năng kinh tế, trình độ khoa học công nghệ và mức độ tác động gây thiệt hại ít nhiều do nó gây ra. Riêng VN, là một trong những nước phải chịu thiệt hại nặng nề nhất… Ngoài ý chí dân tộc đã có từ lâu đời, chúng ta cần sử dụng khoa học công nghệ hiện đại của thế giới. Quy hoạch tổng thể châu thổ sông Mêkông. Một công trình khoa học tầm cỡ thế giới được các nhà khoa học Đan Mạch hợp tác với 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL và các ngành vĩ mô của Việt Nam thực hiện, do GS.TS Cees Veerman đứng đầu, gồm 8 chuyên đề nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu và hệ thống nước sông Mê Kông… Thiết nghĩ công trình này sẽ đem lại phần nào hiệu quả cho công tác ứng phó.

Ví dụ: Điều chỉnh bao nhiêu vụ lúa cho vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười để giữ ngọt và hạn chế ngập mặn cho hạ lưu sông Mê Kông là việc cực kỳ quan trọng, đòi hỏi phải phân chia lại vùng mặn ngọt và cấu trúc mới hệ thống thủy lợi vốn tồn tại mấy chục năm nay, rõ ràng đòi hỏi một quyết định chính xác ở tầm vĩ mô. Với đội ngũ chất xám tham gia và huy động ít ỏi (hiện cả nước có trên 2 vạn Giáo sư, Phó Giáo sư, hơn 3 vạn Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành và hơn 10 vạn kỹ sư thì chưa đến 10% tham gia công tác ứng phó tại thực địa hiện trường), cộng với một số máy móc và trang thiết bị đo đạc, thi công lạc hậu, chắc chắn chưa thể làm yên tâm người trong cuộc và đồng bào cả nước.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Đồng bằng Sông Cửu Long: ứng phó & thích nghi với biến đổi khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO