Giải mã “sức khỏe” chuỗi cung ứng toàn cầu dựa trên các chỉ số

Văn Tâm (lược dịch)|23/04/2023 06:30

Câu hỏi đặt ra là Chuỗi cung ứng toàn cầu đã phục hồi theo trạng thái bình thường mới chưa? Các tác động làm thay đổi cấu trúc của chuỗi cung ứng do các “biến động” trong ba năm qua là gì? Chuỗi cung ứng liệu đã được trang bị tốt hơn để có thể đối phó với những đứt gãy ở quy mô lớn nếu tiếp tục xảy ra không? Có thể xem đây là những câu hỏi nhức nhối trong tâm trí của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Việc nâng cấp các trung tâm vốn vận hành tốn kém trở thành những chuỗi cung ứng có quy mô, tốc độ, linh hoạt và có sức cạnh tranh cao được xem là những hiện tượng, vấn đề lớn trong thập kỷ qua. Chính sự bùng phát của đại dịch Covid-19 càng làm nổi bật vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng như một thể thống nhất của thương mại toàn cầu. Trong khi nhiều tổ chức doanh nghiệp đang đầu tư lớn nhằm tạo ra chuỗi cung ứng kỹ thuật số với kỳ vọng sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ tốt và hiệu quả hơn, vậy chuỗi cung ứng toàn cầu thì sao?

slc-bia.jpg
Chính sự bùng phát của đại dịch Covid-19 càng làm nổi bật vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng như một thể thống nhất của thương mại toàn cầu

Ở bài viết này chúng tôi khảo sát 3 chỉ số thường được trích dẫn nhằm để hiểu rõ các yếu tố, diễn giải các xu hướng và có thể đưa ra đánh giá về “sức khỏe" của chuỗi cung ứng toàn cầu.

picture1-chi-so-a1.png
Chỉ số A, B và C xem như đường biểu diễn “sức khỏe" của chuỗi cung ứng toàn cầu từ đầu năm 2018 đến nay

Chỉ số đầu tiên (Chỉ số A) là chỉ số áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu do Fed New York công bố để đánh giá tầm quan trọng đối với những hạn chế về nguồn cung thông qua kết quả kinh tế. Số liệu được biểu thị dưới dạng độ lệch so với 0 hoặc áp suất trung bình trong đó 0 đề cập đến chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động trong các điều kiện điển hình. Các số liệu đóng góp cho chỉ số này là các chỉ số về giá cước vận tải biển và hàng không và bốn thành phần chuỗi cung ứng của chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI). Một khía cạnh khá độc đáo của chỉ số này là xem xét cả khía cạnh cung và cầu của sản xuất với chi phí vận chuyển đường dài tương ứng.

Chỉ số thứ hai (Chỉ số B) là chỉ số ổn định chuỗi cung ứng do KPMG và Hiệp hội Quản lý chuỗi cung ứng (ASCM) đồng sáng lập, trong đó tính ổn định được định nghĩa là khả năng chuỗi cung ứng đạt được các mục tiêu hoạt động chính trên cơ sở nhất quán. Nó xem xét hơn 25 số liệu về hậu cần trong nước và quốc tế, thị trường lao động và các đơn đặt hàng để định lượng mức độ các thách thức trong chuỗi cung ứng thông qua các sự kiện kinh tế vĩ mô. Giá trị bằng 0 trên chỉ số cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động ổn định. Các số liệu chuỗi cung ứng có trong chỉ số này rất rộng bao gồm nhiều chức năng và phương thức hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chỉ số thứ ba (Chỉ số C) là chỉ số biến động của chuỗi cung ứng toàn cầu do GEP và S&P Global đưa ra như một thước đo về mức độ sử dụng năng lực, tính sẵn có của sản phẩm và sự biến động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tính toán thống kê được thực hiện dựa trên dữ liệu PMI, công cụ theo dõi nhận xét, giá cả hàng hóa và các chỉ số cung ứng tác động đến thời gian giao hàng để cho thấy những số liệu về sự biến động. Giá trị bằng 0 biểu thị chuỗi cung ứng toàn cầu đang hoạt động với công suất tối ưu và biến động phù hợp với tháng trước. Chỉ số PMI này, mặc dù dựa trên khảo sát, được xem là thước đo khách quan về hoạt động kinh tế vì nó dựa trên một bộ câu hỏi và phép tính được tiêu chuẩn hóa.

Tất cả các chỉ số trên thể hiện các mẫu tương tự trong ba khoảng thời gian khác nhau. Cho đến năm 2020, các chỉ số dao động quanh mức 0 hoặc giá trị trung bình, ngoại trừ trong thời gian gián đoạn ngắn như sóng thần ở Nhật Bản và chiến tranh thương mại cho thấy sức khỏe hoạt động chấp nhận được của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng tác động đáng kinh ngạc của đại dịch Covid-19 đã khiến các chỉ số liên tục tăng và đạt đỉnh vào khoảng Quý 4 năm 2021, làm nổi bật những biến động và thách thức chưa từng có đối với chuỗi cung ứng toàn cầu từ trước đến nay. Kể từ quý 1 năm 2022, hai trong số ba chỉ số (Chỉ số A và C) bắt đầu giảm và tiến về mức 0 hoặc giá trị trung bình trong khi Chỉ số B vẫn ở gần mức đỉnh. Điều gì đang thúc đẩy sự phân kỳ trong xu hướng kể từ Quý 1 năm 2022?

slc2-2.jpg
Các thách thức của chuỗi cung ứng thường thông qua các biến động của kinh tế vĩ mô

Mấu chốt của sự sai lệch này nằm ở các yếu tố thúc đẩy các chỉ số được nhìn thấy. Mặc dù cả ba chỉ số đều kết hợp các biến chuỗi cung ứng có liên quan trong đơn đặt hàng, năng lực sản xuất, chi phí vận chuyển và mức tồn kho, nhưng các nguồn dữ liệu lại khác nhau. PMI dựa trên khảo sát thúc đẩy Chỉ số C và các phần của Chỉ số A. Phần còn lại của Chỉ số A và toàn bộ Chỉ số B được lấy từ các số liệu khách quan của chính phủ và các tổ chức độc lập. Ngoài ra, các chỉ số của Chỉ số B phần lớn dựa trên Hoa Kỳ trong khi Chỉ số A và C bao gồm dữ liệu đại diện cho các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ.

Các chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở lại bình thường (từ Chỉ số A và C) hay chúng vẫn hoạt động dưới áp lực (theo Chỉ số B)? Dựa trên việc xem xét các chỉ số chức năng, các tác giả khẳng định rằng một số chức năng của chuỗi cung ứng vẫn còn chịu áp lực trong khi những chức năng khác đã quay trở lại chế độ hoạt động “bình thường mới”.

picture2-chi-c2.png
Theo Theo Suplly Chain Management Review
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Giải mã “sức khỏe” chuỗi cung ứng toàn cầu dựa trên các chỉ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO