(Vietnam Logistics Review) Cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải (CM-TV), sau thời gian triển khai Đề án nâng cao hiệu quả khai thác các cảng biển nhóm 5 đã có chuyển biến tích cực, lượng hàng hóa thông qua năm 2014 đạt 39,4 triệu tấn, tăng hơn 14% so với năm 2013, trong đó hàng container đạt 1,16 triệu TEU (tăng 22,5%). Tuy nhiên, tình hình kinh doanh nhìn chung vẫn khó khăn. Một số cảng tại khu vực có sản lượng khai thác chỉ đạt khoảng 15-20% so với công suất thiết kế. Để giải quyết t.nh trạng này cần cải thiện hạ tầng giao thông kết nối và các dịch vụ hỗ trợ để điều tiết hàng hóa trong các cảng biển thuộc Nhóm cảng biển số 5, đồng thời thúc đẩy tiến độ di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy Đóng tàu Ba Son.
Kết quả thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cảng
Quản lý nhà nước phát triển cảng biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng đã đặt ra yêu cầu phát triển cảng biển; đồng thời phải tiếp tục cải cách thể chế và những bất cập tại các cảng biển. Nhận thức được nhu cầu phát triển có quy mô lớn và hiệu quả khai thác, Cục Hàng hải VN đã tham mưu cho Bộ GTVT phê duyệt Đề án triển khai các nội dung tại Thông báo chung số 121/TB-LT.BRVT-GTVT ngày 13.5.2013 của UBND tỉnh BRVT và Bộ GTVT về các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác cảng biển trên địa bàn tỉnh BR-VT, cụ thể:
1. Về thúc đẩy tăng nhu cầu:
- Giảm 50% phí hàng hải đối với các tàu thủy có trọng tải trên 5 vạn tấn cập cảng CM-TV. Hiện Liên Bộ đang tiếp tục nghiên cứu để mở rộng đối tượng được áp dụng;
- Bãi bỏ các khoản thu dịch vụ bất hợp lý như quy định bắt buộc hãng tàu phải sử dụng ca nô dẹp luồng hàng hải. Trường hợp vì lý do an toàn hãng tàu yêu cầu thuê thì tự thanh toán. Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông hàng hải, giải tỏa đáy cọc, đăng đáy tàu cá trái phép trên luồng;
- Khẩn trương xây dựng, hoàn thành các công trình hạ tầng và tuyến giao thông hậu phương khơi thông luồng hàng XNK từ các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ đến CM-TV với chi phí tập kết hàng và giải phóng container bằng hoặc thấp hơn so với việc đưa hàng tới các cảng khu vực TP.HCM;
- Bố trí đại diện Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu tại CM-TV để thuận tiện làm thủ tục cho tàu nhanh chóng ra vào cảng biển, giảm thời gian tiết kiệm được chi phí khai thác tàu;
- Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng, sửa đổi Thông tư quy định về hàng hóa của Campuchia qua lãnh thổ VN đã thu hút được hàng hóa quá cảnh qua CM-TV;
- Chấm dứt việc thu phí sử dụng hạ tầng giao thông khu công nghiệp Phú Mỹ I, CM-TV đối với các cảng biển khu vực Phú Mỹ từ năm 2015; Không áp dụng bình ổn giá bằng biện pháp giá tối thiểu đối với hàng trung chuyển để thu hút hàng quá cảnh;
- Xem xét cấp phép vận tải nội địa cho các hãng tàu vận tải nước ngoài làm hàng tại CM-TV;
- Quy hoạch phát triển các cảng cạn (ICD) và quy hoạch hệ thống GTVT kết nối các cảng ICD với các bến cảng chính, đặc biệt là các bến cảng dọc sông CM-TV;
- Hoàn tất và triển khai Quy hoạch phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22.01.2014.
2. Về bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực CM-TV:
Tại khu vực CM-TV hiện có 06bến cảng cotainer chuyên dùng.Trong đó, có 02 cảng thuộc Tổngcông ty Hàng hải Việt Nam (SPPSA,CMIT), Tổng công ty TânCảng Sài G.n (Bộ Quốc phòng)có 03 cảng (cảng TCIT, cảng TCCT và cảng TCOT (ODA- Cái Mép mới đưa vào khaithác từ qu. II.2014), cảng SITV(thuộc Hutchison, Hồng Kông)với tổng mức đầu tư gần 40 nghìn tỷ đồng. Thực tế, chỉ có cảng CMIT và TCIT đang thực hiện theo đúng công năng của cảng container; cảng TCCT, TCOT có làm hàng container nhưng với sản lượng thấp; riêng đối với cảng SITV và SP-PSA sản lượng container không đáng kể khi mới bắt đầu khai thác, sau đó không c.n nguồn hàng container nên đã chuyển sang làm hàng tổng hợp.Kết quả là sau khi áp giá sàn dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực cảng CM-TV số lượng tàu mẹ đến khu vực cảng CM-TV vẫn có sự thay đổi theo hướng tích cực tăng từ 08 chuyến/tuần đến 10 chuyến/tuần tàu mẹ và tàu nội Á cập khu cảng CM-TV, trong đó một số chuyến tàu mẹ được đổi chuyến với kích cỡ tàu lớn hơn; sản lượng container thông qua các bến cảng khu vực CM-TV năm 2014 tăng mạnh (không tính sà lan) đạt 1,16 triệu TEU, tăng gần 30% so với năm 2013. Ước tính doanh thu của các cảng container tại CM-TV tăng thêm do áp dụng chính sách bình ổn giá đạt 14 triệu USD so với doanh thu theo mức giá thị trườngkhi chưa áp dụng giá tối thiểu.
3. Giải pháp tăng lượng hàng hóa cho cảng CM-TV:
VN và Campuchia đ. k. kết Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh hàng hóa giữa hai nước. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 24.02.2014; Để tăng nguồn hàng quá cảnh của Campuchia và Thái Lan qua cảng biển khu vực CM-TV, Bộ GTVT đã có ý kiến đề nghị Bộ Công Thương xem xét sửa đổi Thông tư số 08/2009TTBCT quy định quá cảnh hàng hóa của Campuchia qua lãnh thổ VN. Bộ Công Thương đã ban hành thông tư 27/2014/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20.10.2014. Đây chính là cơ sở để tăng cường thu hút các hàng hóa quá cảnh (trung chuyển) qua cảng Vũng Tàu đối với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Campuchia là máy móc và thiết bị đã qua sử dụng, sản lượng quá cảnh tại Cái Mép khoảng 90.000 – 100.000TEU/năm; kiến nghị cải cách thủ tục tại cửa khẩu Vĩnh Xương, Thường Phước qua Camphuchia để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN vận tải hàng hóa qua biên giới giữa hai nước.
4. Về điều chỉnh giảm phí, lệ phí hàng hải
Ngày 31.03.2015 Cục Hàng hải VN đã có Tờ trình số 1160/TTr- CHHVN ngày 31/3/2015 trình Bộ GTVT về việc ban hành thông tư quy định thu nộp phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải. Tại dự thảo thông tư, Cục Hàng hải VN đã đề xuất chọn phương án giảm phí 60% đến hết ngày 31.12.2020 đối với cả 3 loại phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và phí hoa tiêu cho các tàu vào, rời khu vực CM-TV nhằm khuyến khích và thu hút các tàu mẹ, tàu chở container XNK, trung chuyển qua khu vực này.
(Còn nữa...)