Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logisctics Việt Nam

08/07/2016 08:44

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Hiện nay, thị phần dịch vụ logistics Việt Nam được chia cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chiếm lĩnh thị trường chủ yếu vẫn là các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao bởi tính chuyên nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng, sự đa dạng và chuyên sâu của các dịch vụ… Xu thế tất yếu, cấp bách cho các doanh nghiệp trong nước là cần phải cải thiện, phát triển nguồn nhân lực logistics góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

(Vietnam Logistics Review) Hiện nay, thị phần dịch vụ logistics Việt Nam được chia cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chiếm lĩnh thị trường chủ yếu vẫn là các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao bởi tính chuyên nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng, sự đa dạng và chuyên sâu của các dịch vụ… Xu thế tất yếu, cấp bách cho các doanh nghiệp trong nước là cần phải cải thiện, phát triển nguồn nhân lực logistics góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hiện trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi với 61 công ty logistics, có thể đưa ra một số nhận định về nguồn nhân lực logistics VN hiện nay như sau.

Số lượng

Có tới 48.3% công ty có số lượng nhân viên logistics dưới 30, trong khi số công ty có trên 120 nhân viên chiếm 21.7%, còn lại 1/3 số công ty có nhân viên trong khoảng từ 31-120 người. Đây là một minh chứng cho thấy hầu hết các công ty logistics tại TP.HCM là công ty vừa và nhỏ, với quy mô như vậy có thể gây ra cản trở cho sự phát triển và cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ logistics.

Bằng cấp được đào tạo

Với ưu thế về các chuyên ngành đào tạo gắn liền với lĩnh vực logistics, Đại học GTVT TP. HCM là trường cung cấp nguồn nhân lực logistics hàng đầu cho các công ty dịch vụ logistics ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam (chiếm 78.3%), tiếp sau là Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế.

Nhu cầu bổ sung thêm kiến thức về mảng logistics

Các công ty logistics vẫn đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về mảng logistics. Cụ thể là khi đề cập đến nhu cầu đào tạo các khóa ngắn hạn cho nhân viên logistics, thì các công ty rất chú trọng đến các mảng như chuỗi cung ứng (38,3%), vận tải quốc tế (36.7%), quản lý hệ thống thông tin (35%).

Nhu cầu tuyển dụng thêm trong vòng 5 năm tới

Mặc dù nhu cầu về nguồn nhân lực logistics có chuyên môn trong thực tế còn rất cao, nhưng các công ty tham gia khảo sát hầu như không dự định tuyển thêm nhiều nhân lực logistics trong vòng 5 năm tới.

Khi đề cập tới các tiêu chí cần thiết trong tuyển dụng nhân viên logistics mới, ngoài lĩnh vực chuyên môn, các công ty logistics đặc biệt chú trọng đến kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng thích ứng và sự sáng tạo (kỹ năng mềm 95%, chuyên môn & tiếng Anh 93.3%, yêu cầu kinh nghiệm 86.7%).

Thái độ khi phỏng vấn và khả năng sử dụng tin học cũng là 2 tiêu chí được quan tâm (tỷ lệ tương ứng là 50% và 48.3%), trong khi đó thành tích học tập và mức lương do ứng viên đề xuất lại không phải là tiêu chí quan trọng (chỉ chiếm 6.7% và 23.3%).

Đây cũng là một vấn đề mà các cơ sở đào tạo chuyên ngành cần xem xét để nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức lý thuyết và thực hành, khả năng đáp ứng và thích nghi môi trường làm việc ngay sau khi ra trường để có thể thu hút được nhà tuyển dụng.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logisctics Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO