Giải pháp nâng cao vai trò ngành logistics trong bối cảnh mới
Trong nền kinh tế, ngành logistics phát triển góp phần đưa Việt Nam trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, gắn nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới; logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường thương mại quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, thu hút đầu tư và đầu tư logistics, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ngành logistics phát triển sẽ góp phần tiết kiệm và giảm chi phí, gia tăng giá trị các sản phẩm trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa; logistics phát triển góp phần tích cực giảm chi phí, hoàn thiện công tác hạch toán và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong quản lý sản xuất và kinh doanh quốc tế; ngành dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đối với doanh nghiệp, ngành logistics góp phần cùng doanh nghiệp nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, phòng chống cháy nổ trong sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp; logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm (JIT), nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp; logistics hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh; ngành logistics thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các dịch vụ lưu thông bổ sung (các dịch vụ tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu phân phối, lưu thông gắn với các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm).
Trong nền kinh tế quốc dân, logistics vừa là một khoa học vừa là ngành dịch vụ được nhiều địa phương xác định là ngành mũi nhọn tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, để nâng cao và phát huy vai trò của ngành logistics trong kinh tế Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong chiến lược phát triển 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045... chúng tôi cho rằng cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, thực hiện cả trước mắt và lâu dài. Ở đây, chỉ xin tiếp tục trao đổi và nhấn mạnh thêm một số giải pháp sau:
- » Thứ nhất, vận dụng tư duy logistics ngay từ khâu hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới, đảm bảo tính đồng bộ các yếu tố môi trường logistics, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời, khi mà các nhà hoạch định chính sách thực sự quan tâm các giải pháp logistics – môi trường logistics thì mới hiện thực hóa được nguyên lý “Quá trình sản xuất sản phẩm chỉ kết thúc khi sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng trong và ngoài nước”.
- » Thứ hai, rà soát, sửa đổi và bổ sung kịp thời khoảng trống logistics trong các chính sách phát triển các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng như giao thông, thương mại, công nghệ thông tin, tài chính, đặc biệt là đối với ngành logistics, trực tiếp hậu cần cho sản xuất - kinh doanh và cải thiện môi trường logistics Việt Nam góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
- » Thứ ba, việc hình thành và xây dựng các bất động sản logistics và đưa vào vận hành thị trường bất động sản logistics, cụ thể là các khu công nghiệp logistics và các trung tâm logistics tâm logistics (đặc biệt ưu tiên các hành lang kinh tế quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các hành lang kinh tế qua các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia...), tiếp đến là xây dựng các khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics để kết nối các địa phương nhằm thực hiện liên kết kinh tế, khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế trên các địa bàn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tư logistics, tăng cường chế biến sâu các sản phẩm để gia tăng giá trị hàng hóa, xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương, tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành logistics.
- » Thứ tư, với sự phát triển các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững và thực hiện định hướng phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên – ngành logistics đến năm 2050 theo QĐ 531/QĐ-TTg ngày 01/04/2021 của Thủ tướng Chính phủ, việc ưu tiên tập trung đầu tư phát triển và hiện đại hóa hệ thống đường sắt theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng hệ thống đường sắt kết nối với các cửa khẩu quốc tế (trước hết cần ưu tiên tập trung đầu tư tuyến đường sắt Bắc - Nam, liên vận quốc tế sang Trung Quốc và Châu Âu; xây dựng tuyến đường sắt kết nối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tuyến đường sắt kết nối cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (hay Chao-Lo); xây dụng, phục hồi tuyến đường sắt kết nối với cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư - Bình Phước với vùng Tây Nguyên...) và khai thác hiệu quả tuyến đường biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là giải pháp đột phá để giảm chi phí logistics, cơ cấu và tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất lớn, tạo đầu mối nguồn hàng lớn cho xuất khẩu chính ngạch, thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Đây là giải pháp rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh mới.
- » Thứ năm, Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam. Nguồn nhân lực logistics cho các ngành, địa phương và các doanh nghiệp đang yếu cả về số lượng và chất lượng nhưng lại chưa được quan tâm đầu tư đứng mức cho đào tạo phát triển. Đây là yếu tố quan trọng để phát huy vai trò ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh mới. Vì vậy, để đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics cần sớm có mã ngành đào tạo mới về logistics tách từ mã 75106 - Quản lý công nghiệp với mã cấp IV: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, hiện đang nằm trong ngành Quản lý công nghiệp (từ tháng 10/2017) và nay là Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/06/2022 là không hợp lý và không phù hợp trong bối cảnh hiện nay khi mà các QĐ 200TTg, QĐ 221/QĐ-TTg và QĐ 531/QĐ-TTg của Chính phủ xác định logistics là một trong 4 ngành dịch vụ ưu tiên phát triển và cần thiết mở mã ngành độc lập logistics hoặc ít ra mã cấp II hay cấp III nằm trong mã ngành 734: Kinh doanh và quản lý hoặc ở vị trí tương đương mã ngành 781- Du lịch, khách san..., mã 784- Dịch vụ vận tải theo Thông 09 hiện hành để phù hợp với chính sách, định hướng phát triển ngành logistics đến năm 2050 và lại không trái với QĐ 531/QĐ-TTg ngày 01/04/2021 tại Điều 01, mục B, II, tiểu mục 01 xác định Dịch vụ logistics cùng với Dịch vụ du lịch, Công nghệ thông tin và Dịch vụ Ngân hàng - Tài Chính là 4 ngành ưu tiên hàng đầu để phát triển từ nay đến năm 2050.
- » Thứ sáu, Luật Giáo dục 2019 cũng cần được kịp thời sửa đổi, bổ sung, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các Bộ môn khoa học trong tổ chức và quản lý đào tạo ở các trường đại học hiện nay để tránh tình trạng khi xây dựng mô hình “trường trong trường”, dựa vào Luật để xóa bỏ các Bộ môn - Là đơn vị cơ sở quan trọng của các trường đại học, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành cho từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Việc xóa bỏ các Bộ môn khoa học trong các trường đại học sẽ là nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường đại học vốn đang có nhiều ý kiến phàn nàn về chất lượng đào tạo và doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí để đào tạo lại, do đào tạo quá rộng, lại quá chung, nay lại không ai quản lý!... Và hệ lụy là ngành đào tạo logistics mới được hình thành theo tinh thần QĐ 200/ TTg, ngày 14/02/2017 và QĐ 221/TTg, ngày 22/02/2021 và nếu các trường đại học lại thực hiện theo Luật Gáo dục 2019 thì nguy cơ các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong QĐ 200/QĐ-TTg và QĐ 221/QĐ-TTg khó có thể đi vào cuộc sống.