SAP dự báo: “điểm khác biệt” logistics 2023

Châu Sa|23/12/2022 10:00

Các nhà điều hành của mạng lưới SAP: Muhammad Alam, Jeff Collier và Tony Harris đã đưa ra dự đoán về chuỗi cung ứng và mua sắm cho năm 2023. Dưới đây là những dự đoán về chuỗi cung ứng và mua sắm từ ba giám đốc điều hành cấp cao của SAP, một công ty chuyên về giải pháp phát triển nguồn lực doanh nghiệp đa quốc gia.

Tony Harris, Phó Chủ tịch cấp cao, Trưởng ban Tiếp thị và Giải pháp, Mạng lưới Kinh doanh SAP, dự báo rằng ngành hậu cần logistics thế giới sẽ tiếp tục là yếu tố tạo ra “sự khác biệt” trong cạnh tranh để thúc đẩy phát triển, trong đó có vấn đề kiểm soát chi phí và tạo dựng lòng tin đối với khách hàng sao cho có hiệu quả.

2.jpg
Các chuyên gia của SAP dự báo rằng, ngành hậu cần logistics năm 2023 sẽ có “sự khác biệt”

Ông Muhammad Alam, Chủ tịch kiêm Trưởng ban sản phẩm, tiêu dùng thông minh của SAP nhận định:

“Sau hai năm bị gián đoạn và đình trệ, các công ty buộc phải nhận ra sự cần thiết trong ổn định và phát triển chuỗi cung ứng. Từ chỗ chủ quan, bị động họ chuyển sang chủ động xây dựng các chương trình chiến lược, lập kế hoạch và áp dụng công nghệ mới nhằm đạt được các mục tiêu, phấn đấu phục hồi phát triển doanh nghiệp của mình.

Đối với SAP vấn đề sự trải nghiệm, sự hài lòng của người dùng vẫn là ưu tiên hàng đầu, doanh nghiệp này cho phép các khách hàng hoàn thành các thao tác trên nền tảng ứng dụng quản lý chi phí.

Theo xu thế, thông tin chi tiết của dữ liệu sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp người dùng đầu cuối giải quyết công việc của họ một cách hiệu quả, mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp của họ.

Hiện nay vấn đề thiếu hụt nhân sự có kỹ năng chuyên môn vẫn là mối bận tâm ở nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp. Và ông lưu ý rằng việc tìm kiếm, phát hiện, phát triển và giữ chân người lao động có năng lực tiếp tục ở lại phụng sự doanh nghiệp cũng là thước đo “giá trị” giữa các doanh nghiệp.

Ông Jeff Collier, Trưởng ban Doanh thu và Tiêu dùng thông minh của SAP cho rằng:

Khi bước gần đến năm 2023, bức tranh hiện nay cho thấy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên thế giới sẽ tiếp tục vật lộn với sự bất ổn về kinh tế, chính trị và môi trường. Nhưng tôi tin rằng, việc đối phó với những bất ổn không có nghĩa là chúng ta lơ là việc điều hành phát triển doanh nghiệp của mình.

Các quy trình giao dịch số, dữ liệu số và hệ thống thông tin điện tử đã mở ra một kỷ nguyên mới trong khả năng phân tích, đánh giá và ra quyết định. Với công nghệ mới, các nhà quản trị trong lĩnh vực thương mại và chuỗi cung ứng có thể truy cập vào dữ liệu tích hợp để xem tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp mình bằng cái nhìn sâu vào chuỗi cung ứng.

4.jpg
Các quy trình giao dịch số, dữ liệu số và hệ thống thông tin điện tử... giúp quản trị tồn kho tốt hơn

Điều này giúp cải thiện việc quản lý hàng tồn kho, thời gian giao hàng có thể dự đoán trước, tìm nguồn cung ứng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí. Từ đây giúp họ giải quyết một số khó khăn thách thức trở nên khả thi hơn, hình dung được quy trình hoạt động ổn định và xây dựng khả năng phục hồi phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Thật thú vị, ngành hậu cần logistics thế giới hiện đang tiếp tục nổi lên như những điểm khác biệt trong cạnh tranh để thúc đẩy ngành này phát triển hiệu quả, giúp các công ty kiểm soát chi phí và giữ được lòng trung thành của khách hàng dành cho doanh nghiệp mình.

Tony Harris, Phó Chủ tịch cấp cao, Trưởng ban Tiếp thị và Giải pháp, Mạng lưới Kinh doanh SAP cho góc nhìn:

Năm 2023 được dự báo các yếu tố về thị trường và lạm phát sẽ tiếp tục bất ổn. Các dấu chỉ cho thấy sẽ có những tác động tiêu cực đến các chuỗi cung ứng. Như vậy, vấn đề càng đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp tập trung hơn vào việc kiểm soát chi phí và cơ hội gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng chủ động nâng tầm hoạt động phát triển bền vững (ESG) lên mức cao hơn. Những yếu tố này đang thúc đẩy người mua đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, tạo cơ hội cho các nhà cung cấp “tỏa sáng hơn” bằng cách làm nổi bật sự hiện diện và giá trị thông qua thông tin về ESG của họ.

Thật thú vị, ngành hậu cần logistics trong và ngoài nước sẽ tiếp tục là yếu tố tạo ra “sự khác biệt” trong cạnh tranh để thúc đẩy phát triển, trong đó có kiểm soát chi phí và tạo dựng lòng tin đối với khách hàng một cách hiệu quả.

Mạng lưới kinh doanh mang lại sự minh bạch, khả năng tiếp cận vốn linh hoạt và kết nối nhanh cho phép người mua và nhà cung cấp cùng nhau giải quyết các gián đoạn và xây dựng khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

3.jpg
Khả năng tiếp cận vốn linh hoạt và kết nối nhanh giữa người mua và nhà cung cấp cũng là cách góp phần phục hồi chuỗi cung ứng

Từ điểm nhìn này, có thể hình dung ra rằng năm 2023, các tổ chức, doanh nghiệp nên tìm cách vận dụng các mạng lưới kinh doanh một cách thích hợp, hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại của mình, chứ không chỉ dừng lại ở các giải pháp chung chung, mơ hồ.

                                                                                                              Theo Supply Chain

Bài liên quan
  • Chi phí Logistics, "nút thắt" của "nút thắt"
    Nếu như Logistics đang là "nút thắt" của nền kinh tế, thì chi phí Logistics lại đang là "nút thắt" của Logistics. Giảm chi phí Logistics là câu chuyện đau đầu của các nhà quản lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
SAP dự báo: “điểm khác biệt” logistics 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO