TS. Nguyễn Quốc Thập và bảy giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu điện khí LNG

Quốc Anh|01/02/2024 20:12

Tại Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp: Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải nhà kính” do Báo Xây dựng phối hợp với Viện Đào tạo Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE) tổ chức, TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam đưa ra bảy giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII.

ha-anh-nguyen-quoc-thap-hoi-dau-khi-01022024.png
TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Giải pháp thứ nhất, thay đổi nhận thức và tư duy: Điện khí LNG không phải chỉ có kho cảng LNG và Nhà máy điện; Điện khí LNG cần được hấp thụ bởi các khu/cụm công nghiệp và các nhà máy; Điện khí LNG cần được vận hành theo thông lệ quốc tế đó là thị trường và thị trường dài hạn; Giá điện và giá khí LNG cần phải neo theo giá dầu thô trong công thức giá; Các cam kết dài hạn và thị trường cũng là các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án điện khí LNG theo quy hoạch.

Giải pháp thứ hai, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện theo sát với mục tiêu trong các Quy hoạch điện: Quy hoạch, xây dựng tập trung và đồng bộ cụm kho cảng LNG, Nhà máy điện và các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô sử dụng điện đủ lớn; Thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG; Kích cầu điện, kích thích sản xuất, kích thích tiêu dùng; Tháo gỡ nút thắt liên quan đến cam kết huy động tổng sản lượng điện (Qc).

Giải pháp thứ ba, sửa đổi Luật Điện lực, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Thuế, Luật Đầu tư và các Nghị định hướng dẫn: Quy hoạch, xây dựng tập trung và đồng bộ cụm kho càng LNG, Nhà máy điện và các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô sử dụng điện đủ lớn.

Giải pháp thứ tư, cập nhật và sửa đồi Điều lệ và Quy chế tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước: Đảm bảo các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sơ pháp lý để cam kết và thế chấp với các chủ thể trong Hợp đồng mua bán LNG và mua bán điện; Các tập đoàn kinh tế nhà nước được quyền cam kết và thế chấp tài sản hay dòng tiền của tập đoàn trong các giao dịch pháp luật – kinh tế - thương mại; Nút thắt về bảo lãnh Chính phủ được tháo gỡ.

Giải pháp thứ năm, cam kết bảo lãnh/bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cam kết đảm bảo về khối lượng cho nhà đầu tư; Tỷ giá sẽ do thị trường quyết định; Rủi ro khi đó sẽ do thị trường quyết định; Nút thắt về cam kết bảo lãnh/bảo đảm chuyền đồi ngoại tệ/nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG được tháo gỡ.

Giải pháp thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế, lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghiệp, tài chính và kinh nghiệm triển khai. Hợp tác quốc tế là một trong các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII và quy hoạch năng lượng quốc gia.

Giải pháp thứ bảy, cần thiết một Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội để đảm bảo mục tiêu Quy hoạch năng lượng và Quy hoạch điện VIII. Có cơ hội để xây dựng cơ chế chính sách điện khí LNG nói riêng và năng lượng nói chung; Có cơ hội để xây dựng mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả và tối ưu điện khí LNG.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh các giải pháp cho chuỗi cung ứng năng lượng xanh Việt Nam
    Điều quan trọng nhất đối với nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ khi lựa chọn Việt Nam là khả năng tiếp cận nguồn điện từ năng lượng tái tạo (NLTT). Bất kỳ quyết định nào của doanh nghiệp liên quan đến mở rộng quy mô sản xuất hay chuyển dời chuỗi cung ứng đều cân nhắc đến các giải pháp năng lượng xanh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
TS. Nguyễn Quốc Thập và bảy giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu điện khí LNG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO