artboard-1.jpg
artboard-1-copy-3.jpg

Để hiện thực hóa mục tiêu, BRVT sẽ tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo 4 vùng chức năng gồm: 3 vùng lãnh thổ trên đất liền và 1 vùng không gian biển - hải đảo, đồng thời hình thành các trục kinh tế động lực.

Đó là vùng chức năng công nghiệp - dịch vụ - đô thị - cảng biển, BRVT sẽ phát triển theo hướng Bắc - Nam. Trong vùng chức năng này sẽ tập trung phát triển công nghiệp, cảng biển và phát triển đô thị với động lực kinh tế chủ yếu dịch vụ phục vụ công nghiệp và cảng biển, dịch vụ đa ngành; Kết nối chặt chẽ về không gian kinh tế với vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng Đông Nam Bộ; gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây phía Nam của quốc gia (Mộc Bài - TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu) và với hành lang kinh tế Xuyên Á.

Cũng trong vùng chức năng này, BRVT sẽ tập trung hình thành 2 động lực phát triển là trục động lực phát triển dọc sông Thị Vải gắn với hệ thống giao thông liên cảng, QL51, trục động lực phát triển mới dọc cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh.

Vùng chức năng du lịch và đô thị du lịch ven biển theo hướng Đông Bắc - Tây Nam chủ yếu phát triển du lịch, các dịch vụ phục vụ du lịch.

Vùng chức năng nông nghiệp và cân bằng sinh thái nằm ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Tỉnh tập trung phát triển kinh tế, ổn định đời sống dân cư khu vực nông thôn, tăng mật độ che phủ của cây xanh, bảo vệ nguồn nước ngọt... với định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ và phát triển bền vững (gắn với sinh thái và du lịch).

Vùng không gian biển và hải đảo, tỉnh sẽ quy hoạch phát triển Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, đẳng cấp khu vực và quốc tế; phát triển điện gió trên vùng biển gần bờ ngoài khơi các huyện Xuyên Mộc và Đất Đỏ.

artboard-1-copy.jpg

Theo đó, trong thời kỳ 2021-2030, tỉnh tập trung thực hiện 4 đột phá phát triển. Đó là hoàn thành các tuyến giao thông kết nối vùng và liên vùng, phát triển mạnh mẽ hệ thống cảng biển để kết nối thuận lợi với quốc tế, bảo đảm cho BRVT thực sự trở thành cửa ngõ của vùng và của quốc gia. Đồng thời, hình thành trung tâm logistics cấp quốc gia, thành lập khu thương mại tự do tại Cái Mép Hạ.

Về khu thương mại tự do Cái Mép Hạ, BRVT đã sẵn sàng. Theo đó, tại đây sẽ hình thành trung tâm sản xuất và dịch vụ logistics hiện đại, bảo đảm thực hiện tất cả các dịch vụ thương mại quốc tế. Trong đó có sản xuất công nghệ cao, chế biến, sơ chế, phân loại, đóng gói, bảo quản, trưng bày giới thiệu sản phẩm, các dịch vụ thông quan, kiểm định hàng hóa tại chỗ cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

artboard-1-copy-5.jpg

Các thuận lợi về hoạt động hải quan cũng như các ưu đãi về thuế tại khu mậu dịch tự do sẽ tạo ra sức hút to lớn thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ trong và ngoài nước. Đây là nền tảng để phát triển chuỗi cung ứng địa phương và mạng lưới các nhà cung cấp phụ trợ, tạo hiệu ứng lan tỏa về kinh tế.

BRVT cũng sẽ đầu tư, hình thành các đô thị du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, trong lành, chất lượng vượt trội; định vị BRVT là trung tâm vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng xứng tầm quốc tế. Cùng với đó là hình thành khu công nghiệp công nghệ cao để thu hút các nhà đầu tư và nguồn nhân lực trong các ngành sản xuất tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại.

Quan tâm đến ngành du lịch - một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của BRVT, trong định hướng phát triển, tỉnh chú ý đến sự liên kết, đặc biệt là liên kết nội vùng Đông Nam Bộ nhằm tạo nên chuỗi hoạt động hỗ trợ nhau, cùng khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch khác nhau để cùng phát triển.

Để BRVT phát triển bền vững rõ ràng phải phát huy vai trò, vị trí của tỉnh cũng như tận dụng cơ hội trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể, gắn kết các hành lang kinh tế của tỉnh với các hành lang kinh tế quốc gia, hành lang kinh tế ven biển; mở rộng không gian phát triển các ngành, lĩnh vực giữa tỉnh với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Thuận, cũng như các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.

artboard-1-copy-4.jpg

BRVT sẽ khai thác, phát huy sự liên kết sau khi hoàn thành hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt, đường vành đai, hành lang kinh tế trong quy hoạch phải gắn với sân bay quốc tế Long Thành để tận dụng hạ tầng hàng không, tăng cường giao thương hàng hóa và phát triển du lịch…

Bài liên quan
  • Ba Ria - Vung Tau and the Fourth Industrial Revolution
    With the rapid development trend in the Fourth Industrial Revolution (commonly referred to as Industry 4.0), the application of digital technology infrastructure in management in Ba Ria - Vung Tau (BRVT) as well as in production processes is becoming a common trend among investors in BRVT today and in the future.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Bà Rịa - Vũng Tàu: Không gian phát triển vùng “cửa ngõ” Đông Nam Bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO