Chìa khóa thành công trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

14/11/2014 15:55

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành chiến trường chuỗi cung ứng tiếp theo. Thay vì sản xuất chi phí thấp, khu vực này đang được phát triển thành một thị trường quan trọng với nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh. Nhiều công ty đa quốc gia đã thay đổi nhiều kế hoạch kinh doanh quan trọng đến châu Á - Thái Bình Dương để nghiên cứu rõ hơn thị trường và vị trí của mình để tận dụng cơ hội đang chín muồi.

(Vietnam Logistics Review) Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành chiến trường chuỗi cung ứng tiếp theo. Thay vì sản xuất chi phí thấp, khu vực này đang được phát triển thành một thị trường quan trọng với nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh. Nhiều công ty đa quốc gia đã thay đổi nhiều kế hoạch kinh doanh quan trọng đến châu Á - Thái Bình Dương để nghiên cứu rõ hơn thị trường và vị trí của mình để tận dụng cơ hội đang chín muồi.

Sự tập trung vào thị trường châu Á sẽ mang lại nhiều thử thách và phức tạp hóa chuỗi cung ứng, từ đó đề cao tầm quan trọng của Trí tuệ DN (Business Intelligence). Đây sẽ là một giai đoạn thay đổi và chuyển đổi, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng sẽ mang lại thuận lợi rất lớn.

TRÍ TUỆ DN – MỘT CHIẾN LƯỢC THÔNG MINH

Trước đây, những nước đang phát triển cố gắng nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để đuổi kịp các nước phát triển. Tuy nhiên, với công nghệ điện toán đám mây và một số thiết bị khác, các công ty khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chiếm vị thế riêng biệt khi họ đưa ra được những giải pháp nhanh chóng và hiệu quả.

Nhiều DN đã bắt đầu sử dụng giải pháp CNTT để quản lý nhiều khía cạnh trong chuỗi cung ứng của họ. Thông thường, những giải pháp đó giúp nhà DN có thể giải quyết được những vấn đề của họ, hoặc hợp lý hóa cơ cấu vận hành và xây dựng tầm nhìn chiến lược. Mặc dù những giải pháp CNTT này đã xuất hiện từ nhiều năm nay, tuy nhiên các DN hầu như vẫn chưa áp dụng hiệu quả; và vấn đề về chiến lược và tri thức DN vẫn là một vấn đề cần lưu ý. Hiện có ba điểm chính trong chuỗi cung ứng có thể thay đổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

CHUYỂN ĐỔI CHUỖI CUNG ỨNG

Trước hết, trí tuệ DN nên được xem như một công cụ hỗ trợ cải thiện DN của bạn hơn là một ngân hàng dữ liệu. Thông thường, những nhà DN thường hay nhầm lẫn và xem trí tuệ DN như một phần mềm báo cáo để cấp dữ liệu trên hệ thống của họ, đặc biệt là các công ty trong khu vực Đông Nam Á. Một số nhà cung ứng giải pháp CNTT còn tiến hành làm việc với các nhà DN và chỉ cho họ phương thức sử dụng những giải pháp CNTT một cách tốt nhất, biến hệ thống chuỗi cung ứng trở nên một thế mạnh nhằm cạnh tranh và hỗ trợ cho những chiến lược của công ty. Khi các công ty quyết định tấn công vào những thị trường mới, thì khả năng thu thập, đầu tư sâu thông tin có thể tạo nên sự thành bại cho công ty ấy.

GIÁM SÁT GIÚP ĐỠ HỢP TÁC

Câu cửa miệng “Hợp tác là chìa khóa” thường được các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, khi nhiều đối tác cung ứng (như nhà thầu, khách hàng, những kênh phân phối, nhà sản xuất,…) đã hợp tác với nhau thì họ nhận ra rằng việc hợp tác cùng nhau thực hiện một mục tiêu và chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm để dẫn đến kết quả mỹ mãn cho nhiều phía cũng như vận hành tốt chuỗi cung ứng là một quãng đường dài. Với việc không ngừng đổi mới trong công nghệ sẽ làm cho sự hợp tác giữa các hữu quan trở nên chặt chẽ hơn. Lấy ví dụ: những nhà bán lẻ có thể hợp tác với nhà sản xuất để nghiên cứu xu hướng thị trường, chọn lựa những mặt hàng thu hút người tiêu dùng. Đồng thời, nhà sản xuất có thể bắt tay với các kênh phân phối và nhà cung cấp để theo dõi hiệu năng sản phẩm cũng như thực hiện quá trình cải tiến liên tục (CIP) để phát triển sản phẩm của họ.

LUÔN GIỮ LIÊN LẠC KHẮP MỌI NƠI

Với sự phát triển của các thiết bị di động và công nghệ điện toán đám mây, đặc biệt ở khu vực châu - Á Thái Bình Dương, khi mà các DN có thể cập nhật công nghệ thường xuyên, chúng ta có thể đăng nhập vào hệ thống thông tin bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta đang tiến vào thời đại của tự động, khi mà hầu hết mọi quy trình hoạt động được lập trình tự động. Và vai trò của người quản lý chuỗi cung ứng cũng thay đổi. Thay vì lúc trước, họ cần phải giám sát hàng ngày hoạt động chuỗi cung ứng thì bây giờ, họ tập trung nhiều hơn cho việc lên kế hoạch và chuyển đổi dựa trên những phân tích tiến bộ. Thậm chí, khi có đơn đặt hàng mới, hệ thống giám sát chuỗi cung ứng sẽ tự động gửi dữ liệu đến những nhà cung cấp thích hợp.

Chuỗi cung ứng đang dần đóng vai trò tạo nên sự khác biệt giữa cá nhân các công ty đến nỗi mỗi khi một công ty nào đó đưa ra bản báo cáo về vấn đề cung ứng, lập tức điều ấy ảnh hưởng liên đới đến giá cổ phiếu của công ty ấy. Nhiều công ty ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên cần hiểu công nghệ có tầm ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi cung ứng của công ty họ và bằng cách nào sử dụng các thông tin và kỹ năng để đưa ra sự điều chỉnh và cải tiến thích hợp cho hệ thống chuỗi cung ứng của họ. Chúng ta đang phải đối mặt với một thực tại đó là vấn đề quá tải thông tin ngày qua ngày, nhưng chúng ta cần thực sự tìm ra được điều gì mới thực sự quan trọng. Điều đó cũng giống như những nhà DN đang hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi mà họ xử lý dữ liệu thu được từ việc giám sát và phát triển kỹ năng DN thực sự cần thiết để có thể phát triển chuỗi cung ứng một cách tốt nhất.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Chìa khóa thành công trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO