Foxconn chuyển dần việc sản xuất xe điện ra khỏi Trung Quốc

Hoàng Mai|19/06/2023 12:10

Theo những diễn biến trong tuần, người ta nhận thấy sự bất hoà giữa Mỹ và Trung Quốc. Giữa nhiều những hoạt động điều chỉnh chuỗi cung ứng và việc cho thuê lại các công ty khiến niềm tin vào sự toàn cầu hoá tan rã.

Foxconn, có trụ sở chính tại Đài Loan, đã chuyển việc sản sản xuất tập trung iPhone và máy tính xách tay ở Trung Quốc sang sản xuất xe điện (EV) trên nhiều quốc gia.

4329bf29f166c9ff35cbcc94e3c0b7ac-680x0-c-default.jpeg

Chủ tịch Young Liu phát biểu việc sản xuất ô tô của BBC không cần sự tập trung ở một nơi, nên việc khu vực hoá hoạt động sản xuất này là một tất yếu.

Ông cho biết các nhà máy sản xuất ô tô mới của Foxconn sẽ được đặt tại Ohio, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ.

Foxconn được ví như đứa con của quá trình toàn cầu hóa, một thời nó là sự tích hợp sản xuất iPhone bằng cách sử dụng các thiết kế từ Hoa Kỳ, nhân công và năng lực sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng tháng trước, họ đã công bố kế hoạch chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất xuất sang Ấn Độ, mua khoảng 1,2 triệu mét vuông đất gần Bengaluru, ở Karnataka, với khoản đầu tư 700 triệu USD.

Khách hàng lớn nhất của Foxconn, Apple, đã thâm nhập vào Ấn Độ, dự định sản xuất vỏ iPhone ở đó – mặc dù tỷ lệ lỗi còn nhiều, những trở ngại còn nhiều.

Cùng với đó, nhà sản xuất ô tô Hoa Kỳ General Motors (GM), đã vạch ra kế hoạch khôi phục nguồn cung ứng thép của mình, trong một thỏa thuận với ArcelorMittal Bắc Mỹ, được công bố ngay trong tuần này.

Đặc biệt GM sẽ mua thép làm từ 70% vật liệu phế liệu, điều này sẽ có tác động lớn đến lượng khí thải carbon của mỗi chiếc xe, trái ngược với sản phẩm của Trung Quốc chỉ có phần nhỏ được tái chế. Thỏa thuận này mới diễn ra sau một thỏa thuận khác vào tháng Hai, với US Steel ở Arkansas, công ty tuyên bố sản xuất kim loại với 90% hàm lượng tái chế.

Craig Glidden, Phó chủ tịch phụ trách pháp lý, chính sách, an ninh mạng và sáng kiến ​​công nghệ chiến lược của GM, nói với truyền thông: “Chúng tôi không muốn ở cuối chuỗi cung ứng, chúng tôi muốn ở đầu.”

Vì lập trường phong toả của của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19 khiến hậu quả là sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như lập trường của nước này đối với cuộc chiến Nga-Ukraine, đã khiến quan hệ với Mỹ và EU trở nên xấu đi.

Khảo sát về niềm tin kinh doanh của Phòng EU đối với các công ty nước ngoài tại Trung Quốc năm ngoái cho thấy hơn một nửa trong số 620 công ty châu Âu được khảo sát tin rằng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đang trở nên “chính trị hơn” – và khoảng 60% cho biết việc kinh doanh tại Trung Quốc “khó khăn hơn”.

Bettina Schoen-Behanzin, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, nói với The Loadstar gần đây: “Tâm lý kinh doanh đã được cải thiện một phần sau khi chính sách không covid của Trung Quốc kết thúc, với việc các doanh nghiệp hiện có thể nhìn thấy chút ánh sáng cuối đường hầm” .

Nhưng bà xác nhận: “Những khó khăn khác vẫn còn, bao gồm môi trường kinh doanh ngày càng bị chính trị hóa, sự phức tạp của chuỗi cung ứng và những thách thức về quy định và tiếp cận thị trường lâu dài, điều đó làm xói mòn vị thế của Trung Quốc như một điểm đến đầu tư. Để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư, cần phải thực hiện các cải cách cơ cấu toàn diện để giải quyết những thách thức này.”

Theo TheLoadstar

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Foxconn chuyển dần việc sản xuất xe điện ra khỏi Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO