Hình thành Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ cùng với chức năng Khu thương mại tự do

Bài & ảnh: Thụy Nhiên|01/12/2023 09:00

Đó là khẳng định của ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vào cuối tháng 10/2023.

Đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm logistics và trung chuyển của khu vực

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn Thiết kế Cảng-Kỹ thuật biển (Portcoast), đơn vị tư vấn dự án Trung tâm logistics Cái Mép Hạ, cụm cảng CM-TV đang gặp phải các thách thức quan trọng cần được giải quyết để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành trung tâm hàng hải với cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế. Nơi đây đang thiếu khu vực logistics sau cảng và hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ. Do đó, việc hình thành Trung tâm logistics Cái Mép Hạ sẽ tháo gỡ được các vướng mắc trên. Đây là một là một trung tâm trung chuyển hàng hóa tầm cỡ khu vực và thế giới, cùng với chức năng của một khu thương mại tự do. Dự án là một phần không thể thiếu của cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế CM-TV và phía Nam Việt Nam.

picture1-1-(1).png
Cụm CM-TV nhìn từ Cảng Gemalink cảng nước sâu lớn nhất nước

Đánh giá từ các chuyên gia cảng biển cho thấy, việc hình thành Trung tâm logistics Cái Mép Hạ là rất cấp thiết. Hiện phần lớn lượng hàng hóa xuất khẩu vẫn đang thực hiện các công đoạn khai thác như đóng container, kiểm định, khai quan... tại ICD (cảng cạn) ở các tỉnh khác, sau đó vận chuyển bằng sà lan đưa lên tàu mẹ tại khu vực CM-TV.

Một trung tâm logistics sau cảng quy mô lớn là yêu cầu rất quan trọng mà bất kỳ trung cảng quốc tế hàng đầu thế giới cần quy hoạch và xây dựng. Ví dụ, Cảng Busan, Hàn Quốc đã quy hoạch tổng diện tích khu trung tâm logistics lên tới gần 700 héc-ta cho khu cảng mới Busan, với mục tiêu khai thác khoảng 32 triệu TEU đến năm 2030".

Đối với quy chuẩn thế giới, một trung tâm logistics sau cảng quy mô lớn là yêu cầu rất quan trọng mà bất kỳ cảng trung chuyển quốc tế hàng đầu thế giới cần quy hoạch và xây dựng. Ví dụ, cảng Busan, Hàn Quốc đã quy hoạch tổng diện tích khu trung tâm logistics lên tới gần 700ha cho khu cảng mới Busan, với mục tiêu khai thác khoảng 32 triệu TEU đến năm 2030. Với công suất tại CM-TV dự kiến đạt 12,8 triệu TEU vào năm 2030 và trên 34,5-41,4 triệu TEU, giai đoạn 2030-2050. Dự án Trung tâm logistics Cái Mép Hạ là yêu cầu rất cấp thiết để đáp ứng nhu cầu xử lý hàng hóa cho cụm cảng.

Cùng với đó, tỉnh sẽ nghiên cứu hình thành khu thương mại sau cảng, quy hoạch các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, kho bãi; trung tâm phân phối; trung tâm kiểm tra chuyên ngành để phát huy vai trò cảng đầu mối trung chuyển quốc tế, tạo động lực thúc đẩy Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm logistics và trung chuyển của khu vực.

picture2-1-(2).png
Phối cảnh dự án Trung tâm Logistics Cái Mép

Sẵn sàng cho việc hình thành khu thương mại tự do

Ông Trần Kim Vĩnh Thọ, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho rằng, về vai trò khu thương mại tự do, mô hình khu thương mại tự do đã và đang trở thành một mô hình phát triển kinh tế đặc trưng giúp các thành phố, địa phương đóng vai trò “đầu tàu kinh tế” trên thế giới phát triển tận dụng được các cơ hội phát triển từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tranh thủ lợi ích có được từ việc tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) đóng vai trò nền móng dẫn dắt. Việc phát triển “điểm” theo mô hình khu thương mại tự do sẽ giúp các địa phương tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh so sánh và tiềm lực phát triển của mình để bứt phá toàn diện trong phát triển kinh tế cũng như mọi mặt đời sống xã hội trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu diễn ra gay gắt ở nhiều cấp độ.

Về vấn đề này, theo ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Khu thương mại tự do là mô hình khá phổ biến, được triển khai hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới từ những năm cuối thế kỷ XX. Đặc biệt, thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ các khu thương mại tự do hiện đại ở: Trung Quốc, Hàn Quốc, Dubai và Singapore. Cấu trúc khu thương mại tự do Cái Mép Hạ tại Bà Rịa-Vũng Tàu theo hướng hiện đại thì cần có 3 lớp tạo nên hệ sinh thái khu thương mại tự do hiện đại gồm: Cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, Khu trung tâm logistics và Công viên công nghiệp.

“Việc hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ gắn với hành lang công nghiệp - đô thị Đông Tây (dài gần 300km) từ Mộc Bài (Tây Ninh) xuống Cái Mép Hạ phía Nam đất nước sẽ tạo ra lợi thế so sánh vượt trội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung trong giai đoạn phát triển mới của đất nước chúng ta” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

picture3-1-(1).png
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Viết Thanh trao đổi với đơn vị tư vấn về thực trạng khu vực Cái Mép Hạ

Cùng đó, để chuẩn bị sẵn sàng cho việc hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ, trong thời gian qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ động triển khai một số công việc cần thiết như cập nhật chủ trương phát triển khu thương mại tự do vào Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức lập quy hoạch Trung tâm logistic Cái Mép Hạ với diện tích 1.686,73ha, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Triển khai đầu tư các công trình giao thông kết nối liên cảng và liên vùng; phối hợp với Trung ương và các địa phương trong vùng thúc đẩy triển khai các dự án giao thông kết nối Vùng Đông Nam Bộ; đặc biệt là kết nối hệ thống cảng Cái Mép -Thị Vải với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh, các trung tâm công nghiệp, đô thị trong vùng. Xúc tiến lập Đề án nghiên cứu khả thi thành lập khu thương mại tự do Cái Mép Hạ.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để sớm hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ, tỉnh cần xác định địa điểm, quy mô xây dựng khu thương mại tự do trên địa bàn tỉnh, phù hợp với các quy hoạch liên quan, thực trạng và định hướng phát triển kết nối giao thông, dịch vụ (trong đó có dịch vụ logistics) ở quy mô vùng và liên vùng. Theo đó, tỉnh cần đặc biệt trao đổi, lắng nghe ý kiến của cộng đồng nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Rà soát các chính sách kinh tế-thương mại và các chính sách liên quan, trong đó có cả các chính sách phát triển nguồn nhân lực, phát triển các tiện ích phục vụ hoạt động của DN trong khu thương mại tự do. Nghiên cứu, kiến nghị thành lập mô hình tổ chức, bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, gắn với tư duy và phương thức quản trị hiện đại, minh bạch, có đo lường kết quả rõ ràng đối với hoạt động của khu thương mại tự do. Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực thể chế và kỹ thuật để chuẩn bị cho việc vận hành khu thương mại tự do.

Song song đó, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hoàn thành các tuyến giao thông kết nối tỉnh với vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng; hình thành trung tâm logistics cấp quốc gia, thành lập khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, thu hút nhà đầu tư chiến lược và thiết kế hệ sinh thái hoàn chỉnh, đồng bộ, áp dụng các chuẩn mực hàng đầu quốc tế...

Bài liên quan
  • Hà Nội đầu tư để trở thành trung tâm logistics trọng điểm
    - Israel cho phép gửi chuyến hàng nhiên liệu đầu tiên đến Gaza - EU đề xuất lệnh cấm kim cương của Nga, thắt chặt việc áp giá trần đối với dầu - Khai thác tuyến đường sắt liên vận từ Việt Nam tới Nga - Thúc đẩy xây dựng chuỗi cung ứng khí LNG trên cả nước - Hà Nội đầu tư để trở thành trung tâm logistics trọng điểm

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Hình thành Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ cùng với chức năng Khu thương mại tự do
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO