Nông dân ở Đơn Dương bán rau ngay từ khi xuống giống, lời hay lỗ?

Hoàng Mai|22/06/2023 10:39

Tại huyện Đơn Dương, Lâm Đồng người nông dân dường như canh tác rau theo hướng "bán lúa non" này. Tức là họ vừa xuống giống hoặc rau vừa lên lá non là các nhà vườn đã bán cho thương lái hoặc các doanh nghiệp chuyên thu mua nông sản.

Người nông dân không còn vất vả tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình như trước. Không sợ mất mùa, cũng chẳng lo rau củ không bán được phải đổ đi, cũng không nhọc nhằn chăm bón.

1-compressed.jpeg

Bà Vũ Nay cho biết, gia đình bà gốc Bắc, chuyển vào Đơn Dương - Lâm Đồng những năm 1990, và mua miếng đất nông nghiệp giá rẻ, rồi trồng rau củ. Những ngày mới về, rau trồng ra không biết bán cho ai, hư hỏng, thiệt hại nhiều khi chẳng bù được vốn và cả công sức chăm sóc, thăm nom.

Nhưng bây giờ thì khác, cây non vừa trồng xuống đã có thương lái đế hỏi mua. Bà chỉ tưới ngày hai lần, và vì xác định làm nông nghiệp lâu dài nên đầu tư luôn giàn tưới tự động nên chẳng còn vất vả gì nhiều.

Rau củ đến ngày thu hoạch, họ sẽ tự động cho người và xe đến để thu gom, rồi họ vận chuyển đi đâu hay bán cho ai là khâu xử lý của họ. Họ cũng định kì tới chăm sóc, bón phân và phun thuốc.

2-compressed.jpeg

Tuy bán như vậy, tiền lời không nhiều nhưng chu kì trồng rau và thu hoạch nhanh nên thu nhập của người nông dân cũng khá ổn định mà không bấp bênh.

Ông Tạ Văn Quang cũng cho biết, rau củ từ khi xuống giống đến thu hoạch chừng 20 ngày hoặc 30 ngày một vụ. Ông nói việc bán rau khi vừa xuống giống tuy tiền lời không nhiều, nhưng cũng không phải chịu bất trắc của thời tiết đến cây trồng. Thời tiết ở đây khá thích hợp với rau màu, nên sâu bệnh dường như không có. Tuỳ từng loại cây mà mỗi vườn có che phủ để tránh sâu bướm hay không.

Mô hình này chính là sự dịch chuyển của việc liên kết chặt chẽ từ nông dân và doanh nghiệp phân phối sản phẩm nông sản. Việc này đáp ứng được nguồn cung ổn định cho người tiêu dùng ở các thành phố, xuất khẩu. Cũng đáp ứng được khâu đầu ra sản phẩm cho người nông dân.

Những mối liên kết trong chuỗi cung ứng này cần được nhân rộng, chính điều này cũng khiến hoạt động logistics được chú trọng và phát triển. Giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày một phát triển tiên tiến, gia tăng lợi nhuận và hướng đến việc xuất khẩu, tạo dựng thương hiệu cho nước nhà.

Bài liên quan
  • Hy vọng người tiêu dùng Việt Nam sớm được ăn vải không hạt
    Đó là vải có tên thương phẩm là "vải Ngọc" được trồng thành công, nhưng giá bán lên tới 280.000 đồng/kg - mức giá đắt đỏ nhất so với các loại vải khác hiện nay. Loại vải thiều đặc biệt này khiến khách Nhật Bản mê mẩn, đăng ký mua ngay.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Nông dân ở Đơn Dương bán rau ngay từ khi xuống giống, lời hay lỗ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO