Báo cáo chỉ ra rằng chỉ có gần một nửa các doanh nghiệp logistics sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu, trong khi 66% doanh nghiệp của ngành không thực hiện bất kỳ giải pháp nào liên quan đến phát triển bền vững.
Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của các công ty logistics trên toàn thế giới hiện vẫn còn ở rất xa so với nhu cầu vận hành thực tế. Và các nỗ lực về phát triển bền vững trong hoạt động vận tải và logistics hiện cũng đang diễn ra khá chậm chạp, theo một nghiên cứu khảo sát mới nhất.
Nghiên cứu đã chỉ ra có sự biến động lớn trên toàn cầu về triển khai phân tích dữ liệu và giải pháp AI trong lĩnh vực logistics. Các con số về việc áp dụng công nghệ theo quốc gia có kết quả khá khác nhau. Tại Hoa Kỳ, 63% các doanh nghiệp logistics đang sử dụng phân tích dữ liệu cơ bản, vượt hơn so với Đức (50%) và Anh (41%). Báo cáo này tập trung vào Đức, Anh và Hoa Kỳ vì những quốc gia này "đại diện cho các nền kinh tế quan trọng của thương mại toàn cầu và hoạt động vận tải và logistics", báo cáo giải thích.
Các tác giả nghiên cứu giải thích rằng Đức là một trong những quốc gia hàng đầu xuất khẩu hàng hóa trên thế giới, Anh là một trong những quốc gia nhập khẩu lớn nhất, trong khi Hoa Kỳ có nền kinh tế của một quốc gia lớn nhất thế giới và là nhà dẫn đạo trong thương mại toàn cầu.
Các chuyên gia vận tải và logistics của ba quốc gia này đã được hỏi về tiến trình đạt được trong việc tối ưu hóa, số hóa và các hoạt động nhằm phát triển bền vững. Về AI, chỉ có 19% các tổ chức ở Anh triển khai trong các lĩnh vực như dự báo nhu cầu. Ở Đức, con số cũng là 19%, trong khi ở Hoa Kỳ là 34%. Báo cáo nhận định rằng những con số phản ảnh là khá thấp, nhấn mạnh “tiềm năng của công nghệ AI chưa được khai thác trong việc tối ưu hóa tuyến đường, hiện đại hóa hoạt động logistics, tối ưu hóa quy trình và hỗ trợ các cách thức ra quyết định chiến lược. Vấn đề chi phí là nguyên nhân chính gây ra độ trễ trong việc áp dụng công nghệ logistics. Chi phí cũng bị chỉ trích là nguyên nhân chính trong việc cản trở cơ hội áp dụng rộng rãi.
Về đường hướng phát triển của chuỗi cung ứng được nhìn nhận rằng, tổng cộng 71% trong ba quốc gia trên tin rằng đã có một số tiến triển trong các vấn đề vừa nêu, với 39% chỉ ra vận chuyển đường biển là phương tiện giao thông ít nhìn thấy nhu cầu cần thay đổi nhất, và 45% nói rằng logistics là lĩnh vực dễ nhìn rõ nhất trong vấn đề tối ưu hóa, số hóa và các hoạt động nhằm phát triển bền vững.
Trung bình chỉ có 19% sử dụng dữ liệu vị trí, IoT và công nghệ cảm biến để cải thiện khả năng tìm kiếm. Cũng có sự chênh lệch lớn ở các quốc gia về nỗ lực phát triển bền vững. Ở Đức, 66% người được hỏi nói họ không có mục tiêu về bền vững cho hoạt động vận tải và logistics. Con số này ở Anh là 60%, trong khi ở Hoa Kỳ là 55%.
Báo cáo cũng cho rằng những con số ở mức chưa cao này cũng có thể sẽ được cải thiện, tăng lên "khi các quy định, kỳ vọng của khách hàng và chi phí vận tải tăng cao đòi hỏi các hoạt động cần tính bền vững hơn". Trong ba quốc gia được khảo sát, trung bình có 33% cho rằng không có bất kỳ mục tiêu nào về phát triển bền vững, họ nói rằng doanh nghiệp họ không có kế hoạch phát triển các chỉ số, chỉ có 11% xếp hạng việc tăng cường nỗ lực về phát triển bền vững là quan trọng nhất, đứng sau các vấn đề như an toàn lái xe và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
Từ đây, có thể nhìn nhận rằng “ngành công nghiệp logistics hiện nay đang thiếu các dữ liệu thực tế, khả năng trí tuệ nhân tạo và các công cụ cần thiết để tối ưu hóa triển khai đội xe, tuyến đường và chuyển đổi chế độ phù hợp," Remco Timmer, Phó Giám đốc Quản lý Sản phẩm của HERE Technologies phát biểu.