Một số tiêu điểm xanh của Vietnam Logistics Review
Trong xu thế hướng nhắm đến mục tiêu giảm thiểu khí thải, chống biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững thông qua các giải pháp "xanh" trong ngành logistics. Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR) đã và đang thực hiện chuỗi tin, bài về logistics xanh, với mong muốn đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về giải pháp trong đa lĩnh vực, từ công nghiệp, nông nghiệp đến du lịch...
Năm 2023, ngành logistics phải đối mặt với những hệ lụy do ảnh hưởng của áp lực lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. Nhận thức được điều đó, trong bài đăng “Hội thảo “Logistics xanh – Từ xu hướng đến thực tiễn và vai trò trong sản xuất - xuất khẩu thực phẩm”, Tạp chí VLR đã nêu rõ: “Việc “xanh hóa” hoạt động thương mại, logistics và trên các phương diện như: Vận tải, bao bì, kho bãi, quản lý dữ liệu logistics… vào kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.”
1. Nông nghiệp xanh - hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững
Đề án được triển khai đem lại những tín hiệu tích cực và kỳ vọng lớn cho các doanh nghiệp, bà con nông dân tại ĐBSCL - Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển
Nắm bắt được nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang hướng đến phát triển nền kinh tế xanh và bền vững, Tạp chí VLR đã đăng tải bài “Phát triển nông nghiệp xanh từ vựa lúa Việt Nam”. Bài viết cung cấp cho độc giả thông tin về đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL" đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến để triển khai. Đề án đặt ra mục tiêu tăng trưởng tích hợp đa giá trị, gắn với mô hình tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn. Theo đó, việc thực hiện được đề án một triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh có thể coi là việc tạo ra nền móng lan tỏa cho nông nghiệp tuần hoàn, tạo dư địa giảm phát thải chung cho Việt Nam.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu chào mừng diễn đàn
Cũng trong chuỗi bài viết về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí VLR gửi đến bạn đọc bài viết “Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững”. Bài viết cung cấp cho độc giả thông tin về ý kiến của lãnh đạo các cấp về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững thông qua diễn đàn Mekong Connect 2023 với chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa vùng kinh tế TP.HCM và vùng ĐBSCL hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững”.
Các đại biểu trao đổi tại phiên toàn thể
02. Công nghiệp xanh - động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Việc phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường là điều cấp thiết trong xu thế mà nhân loại đang hướng đến một hành tinh xanh hiện nay. Vì vậy, công nghiệp xanh là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Trang Online chính thức của Tạp chí VLR đã cung cấp cho độc giả những thông tin về nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai kế hoạch “xanh hóa” chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, ngân hàng, chế biến gỗ... Mời bạn đọc cùng điểm lại tin bài về những doanh nghiệp “xanh”:
Ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng môi trường xanh được xem như một phần của phát triển kinh tế bền vững. Để có thể thu hút được doanh nghiệp chọn là điểm đến đầu tư, các khu công nghiệp (KCN) trong vùng Đông Nam Bộ đang dần thực hiện việc “xanh hóa”. Theo đó, các KCN không thể theo mô hình “may sẵn”, tức là tạo quỹ đất, hoàn thiện hạ tầng kết nối, thu hút doanh nghiệp đến thuê đất như hiện tại, mà phải chuyển sang “may đo” để phù hợp với từng lĩnh vực và tạo thành một hệ sinh thái bền vững.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Trong bài viết “Ngành ngân hàng tích cực và nỗ lực hướng đến các mục tiêu về tăng trưởng xanh” được đăng tải trên Tạp chí VLR ngày 11/9/2023 nêu rõ: “Ngành Ngân hàng đã tích cực, chủ động và sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, đối phó với tác động tiêu cực, duy trì ổn định sản xuất - kinh doanh, qua đó góp phần vào sự phục hồi và ổn định nền kinh tế”.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản, đồng thời trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam phải đáp ứng một số quy định về bảo vệ môi trường mà các quốc gia nhập khẩu gỗ trên thị trường đưa ra.
Ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Trong bài đăng “Ngành chế biến gỗ cần tiến tới Net zero” đã trích lời ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Thủ công mỹ nghệ Việt Nam: “Để tiến tới Net Zero thì Chính phủ, doanh nghiệp cần phải đầu tư năng lượng tái tạo: xanh hóa nền công nghiệp (công nghiệp xanh); chính sách thuế và chế tài với ô nhiễm; khuyến khích sử dụng gỗ và nguyên liệu tái tạo; hoàn thiện phát triển công nghệ quản lý rừng; hợp tác quốc tế”.
Bên cạnh đó, theo bài viết “Chuỗi cung ứng toàn cầu và áp lực "xanh hóa" sản xuất, sản phẩm”, quy định của EU đối với các sản phẩm trong nước liên quan đến môi trường ban hành từ những năm 1987 được áp dụng chặt chẽ hơn, tăng tốc hơn, bắt đầu từ việc EU phê duyệt thỏa thuận xanh với mục tiêu giảm 55% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990 và hướng tới mục tiêu rất tham vọng đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Theo đó, “xanh” và “số” là 2 vấn đề quan trọng buộc doanh nghiệp phải thực hiện nhằm thích ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường, quản trị và xã hội của mình.
03. Du lịch xanh - chìa khóa phát triển du lịch bền vững
Tương tự 2 ngành nông nghiệp và công nghiệp, du lịch xanh cũng là xu hướng phát triển tất yếu của ngành du lịch trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Để làm rõ xu hướng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam, Tạp chí VLR đã thực hiện bài viết: “"Năm Du lịch quốc gia 2023" và xu thế "Du lịch xanh"”
Bài đăng đã gửi đến độc giả nhiều thông tin hữu ích về xu thế du lịch xanh trong những năm gần đây tại Việt Nam. Theo đó: “Việt Nam có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa - nhân văn rất phong phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh. Mặt khác, Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, chúng ta càng cần phải phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển một nền kinh tế xanh bền vững…”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự các sự kiện
Ngoài ra, để khai thác bền vững tiềm năng và thế mạnh các nguồn tài nguyên du lịch phong phú, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã và đang tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch du lịch biển, trong đó chú trọng việc thực hiện quy hoạch khu du lịch Hải Hòa và khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn, bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết: “Nghi Sơn (Thanh Hóa) phát triển du lịch xanh, bền vững”
Khu du lịch biển Sầm Sơn, Thanh Hóa - Ảnh: Khách sạn Sầm Sơn
Thông qua chuỗi thông tin, bài viết đăng tải trên trang online chính thức:www.vlr.vn của Tạp chí VLR, độc giả dễ dàng nhận thấy logistics xanh, logistics số là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành Logistics Việt Nam theo xu thế và khát vọng mà nhân loại đang hướng đến hành tinh xanh hiện nay.