Quản lý nguồn cung nhiên liệu chế biến cà phê

Đoàn Ngọc Minh|12/09/2022 16:03

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (chiếm 3,5% GDP năm 2020). Việt Nam liên tục là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, với 2 thị trường lớn như EU và Hoa Kỳ đã cho thấy khả năng phát triển của ngành này. Tuy nhiên, để được như kỳ vọng, còn rất nhiều thách thức cần phải khắc phục.

Hiện nay, các phương pháp canh tác và cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam không theo kịp yêu cầu phát triển của ngành. Đặc biệt là tình trạng thiếu thiết bị máy móc, công nghệ lạc hậu, dẫn đến năng suất chế biến thấp và chất lượng không cao. Ngoài ra, các vấn đề về môi trường, suy thoái đất cũng dẫn đến giảm năng suất, chất lượng hạt cà phê.

cup-coffee-with-smoke-coffee-beans-burlap-sack-compressed.jpg

Với sự gia tăng nhu cầu toàn cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia, nguồn cung cà phê Việt Nam đang bị đe dọa bởi các hoạt động canh tác không bền vững. Do đó, mặc dù nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây cà phê nhưng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê chưa tương xứng. Chính vì vậy, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam là rất cần thiết, đóng góp tích cực vào hoàn thiện quá trình từ sản xuất, thu hoạch, chế biến cho đến tiêu thụ, xuất khẩu cà phê. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tối ưu hóa các chi phí nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm cà phê tại Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.

Vai trò quản lý nguồn cung trong doanh nghiệp

Có thể nói, hoạt động mua hàng là khâu đầu tiên trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp (DN), nó quyết định đến chiến lược toàn diện của chuỗi cung ứng sản phẩm. Mua hàng được hiểu là chuỗi các hoạt động tác nghiệp nhằm có được lượng hàng hóa vật tư đầu vào phục vụ cho quá trình SXKD của DN. Các công ty có nhiều loại mua khác nhau, từ nguyên liệu thô quan trọng đến vật tư văn phòng, từ linh kiện đến phụ tùng, và các ưu tiên chiến lược cạnh tranh khác nhau giữa các loại hàng hóa mua.

cherry-coffee-beans-red-coffee-sack-hand-compressed.jpg

Mua có vị trí kết nối then chốt và là quá trình tương tác cốt lõi giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Mua tốt cho phép tối ưu hóa giá trị cho các bên mua và bán, do đó tối đa hóa gía trị cho cả chuỗi cung ứng. Trong quá trình phát triển các bậc chiến lược trong hoạt động mua, ở bậc tiếp cận cao quản lý nguồn cung. Khái niệm này không chỉ là một tên mới để mua mà là một khái niệm bao quát hơn. Chúng ta thấy quản lý nguồn là một cách tiếp cận chiến lược để lập kế hoạch và tiếp thu nhu cầu hiện tại và tương lai của tổ chức thông qua việc quản lý hiệu quả cơ sở tối ưu, sử dụng định hướng quy trình kết hợp với các nhóm chức năng để đạt được sứ mệnh của tổ chức.

Có thể thấy rất nhiều cách thức để các DN cải thiện khả năng cạnh tranh, một trong những cách hiệu quả chính là thiết lập quan hệ trong chuỗi, quan hệ với các nhà cung cấp và nhà phân phối trong chuỗi cung ứng của chính DN đó. Bởi vì một DN dù lớn mạnh đến mức độ nào nhưng hoạt động một cách riêng lẻ, không có những mối quan hệ hợp tác với những đối tác khác thì không thể phát triển bền vững được trong bối cảnh thị trường toàn cầu như hiện nay.

Quản lý nguồn cung tại doanh nghiệp chế biến cà phê

Trong chuỗi cung ứng cà phê, DN chế biến có vị trí then chốt, quyết định chất lượng sản phẩm thành phẩm sau khi chế biến đến tay người tiêu dùng. Nó quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cũng như sản lượng tối ưu của sản phẩm từ sản xuất cho tới tay người tiêu dùng. Ở Việt Nam, có thể nhận thấy nhiều DN chế biến thực hiện luôn cả chức năng tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, điều này cho thấy khâu chế biến luôn gắn chặt với thị trường, quyết định khả năng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường.

close-up-coffee-machine-is-preparing-coffee-coffee-shop-compressed.jpg

Đối với DN chế biến nói chung, DN chế biến cà phê nói riêng thì có được lực lượng vật tư đầu vào để phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu rất quan trọng. Chất lượng vật tư đầu vào quyết định đến toàn diện của quá trình sản xuất và kết quả đầu ra. Quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng hiệu quả như là một chìa khóa giúp các DN chế biến cà phê có thể cạnh tranh trên thị trường nhiều biến đổi hiện nay.

Mô hình chuỗi cung ứng liên kết là sự hợp tác của nhiều DN trong một cấu trúc gồm các dòng chảy và các mối ràng buộc của các nguồn lực chủ chốt tham gia vào chuỗi. Trong đó, cấu trúc của chuỗi cung ứng và chiến lược DN xuất phát từ nỗ lực liên quan các hoạt động của DN với khách hàng cũng như với mạng lưới các nhà phân phối và các nhà cung ứng nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các hoạt động kinh doanh nhờ đó được hình thành và bắt đầu từ khâu mua đầu vào cho đến khâu chuyển giao sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng..

Chính vì vậy đòi hỏi các DN chế biến cà phê Việt Nam đặc biệt lưu ý một số vấn đề trong quản lý nguồn cung đầu vào như sau:

» Liên kết mở rộng thị trường doanh nghiệp: Bằng việc kết nối với thị trường cung ứng, mua nắm bắt các thông n về công nghệ mới, vật liệu, hàng hóa và dịch vụ mới, các nguồn cung ứng mới và các thay đổi về điều kiện thị trường. Những kiến thức về thị trường đầu vào này cho phép DN chế biến cà phê tái định hình chiến lược tổ chức để nắm bắt các cơ hội thị trường mới.

» Phát triển các nhà cung ứng và quản lý mối quan hệ: Nhờ vào việc duy trì tốt nhất các nhà cung ứng hiện tại, nhận ra và phát triển các nhà cung ứng mới, mua hỗ trợ DN có được các chiến lược thành công. Việc nắm được các nhà cung ứng có những sản phẩm, dịch vụ mới hoặc đang có các ý tưởng đổi mới có thể giúp DN kiếm vị trí cạnh tranh dẫn đầu hoặc sáng tạo trên thị trường.

» Tối ưu hóa chi phí mua: Mua hàng có vị thế quan trọng do trong DN thương mại, giá trị hàng hoá do mua chiếm tỷ lệ lớn, từ 60% - 80% doanh thu. Do đó, chỉ cần giảm chi phí tương đối trong mua là đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận hơn là giảm những chi phí khác. Ảnh hưởng này của mua được gọi là nguyên lý đòn bẩy.

Nhanh nhạy với thị trường: Thích ứng kịp thời với những biến động liên tục của thị trường, những vấn đề xã hội, y tế có những tác động mạnh mẽ tới đầu vào của DN chế biến cà phê cũng như khả năng ở đầu thị trường tiêu thụ. Vì vậy một phản ứng nhanh nhạy kịp thời sẽ là một lợi kế cạnh tranh rất lớn, đo lường được sức khỏe của DN trong điều kiện ngày càng có biến động khó lường.

Bài liên quan
  • Mây tre đan vùng cao xứ Nghệ xuất ngoại
    Từng lâm cảnh đìu hiu nhưng vượt qua khó khăn, nghề đan lát truyền thống ở bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) không chỉ giúp bà con địa phương có thêm thu nhập, mà những sản phẩm từ mây tre đan đã vượt ra khỏi bản làng để xuất ngoại.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Quản lý nguồn cung nhiên liệu chế biến cà phê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO