
Cảng Phước An – Vị trí chiến lược, tiềm năng vượt trội
Nằm bên dòng sông Thị Vải, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai – Cảng Phước An sở hữu vị trí chiến lược khi kết nối hiệu quả với TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và các khu công nghiệp trọng điểm trong vùng kinh tế phía Nam. Với khả năng tiếp nhận tàu container đến 4.500 TEU và công suất thiết kế 5 triệu TEU mỗi năm, cảng hứa hẹn trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu, là “cánh tay nối dài” của Cảng Tân Cảng – Cát Lái và cảng nước sâu tại Cái Mép.
Việc hãng tàu SITC tiên phong đưa tàu SITC MINHE cập cảng với 400 TEU hàng hóa khởi đầu cho chuỗi hoạt động logistics mới giữa hai cảng, đồng thời đánh dấu tính khả thi và tiềm năng phát triển của mô hình hợp tác.
Bắt tay chiến lược – Mở rộng hệ sinh thái logistics phía Nam
Hợp tác giữa TCT TCSG và PAP không chỉ là sự bổ sung năng lực cảng biển, mà còn là chiến lược dài hơi nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị logistics. Hai bên cam kết phối hợp toàn diện trong lĩnh vực khai thác cảng, dịch vụ depot, kho bãi, logistics, đồng thời cùng phát triển các khu công nghiệp và hạ tầng phụ trợ.
Thông qua việc áp dụng các giải pháp logistics đồng bộ, hiện đại, hợp tác này hướng đến mục tiêu tối ưu hóa chi phí vận hành cho hãng tàu và khách hàng, tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trên trường quốc tế.

Cam kết phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh
Cả TCT TCSG và PAP đều xác định rõ định hướng phát triển bền vững – lấy kinh tế số, năng lượng sạch và công nghệ hiện đại làm nền tảng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, sự hợp tác lần này là bước đi chiến lược giúp cả hai doanh nghiệp chủ động thích ứng và dẫn đầu xu thế mới của ngành logistics.
.jpg)
.jpg)
Đặc biệt, cảng Phước An được quy hoạch hiện đại, thân thiện môi trường và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển xanh, thông minh của ngành cảng biển toàn cầu.
Sự kiện ký kết giữa TCT TCSG và PAP không chỉ là cột mốc hợp tác song phương, mà còn là dấu hiệu tích cực cho sự dịch chuyển chiến lược của ngành logistics Việt Nam. Việc mở rộng hệ sinh thái cảng biển tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ góp phần giải tỏa áp lực hạ tầng, tăng năng lực thông quan và nâng tầm vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó là bước đi mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn dài hạn, linh hoạt và thích ứng cao với bối cảnh kinh tế hiện đại.