Tăng cường kết nối đưa Việt Nam trở thành đầu mối logistics quan trọng trong khu vực

TS. Lê Văn Hỷ|26/09/2023 09:42

Thư toà soạn

Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

ocop-1v-1.jpg

Công tâm mà nói, trong những năm qua ngành Logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14-16%/năm, quy mô 40-42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.

Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%- 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%- 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.

Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm xuất hiện nhiều dịch vụ phát sinh. Thị trường cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam và thế giới cạnh tranh gay gắt khi thương mại điện tử phát triển vượt bậc với các hình thức dịch vụ logistics tiên tiến như E-logistics, Green logistics... khiến chi phí dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam còn tương đối cao.

Nghị quyết số 163/NQ-CP ngày 16/12/2022 của Chính phủ về việc “Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam” xác định quan điểm phát triển thị trường dịch vụ logistics, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ logistics. Qua đó các Bộ, ngành, địa phương tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 221/QĐ- TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định; Theo dõi sát tình hình quốc tế, khu vực, phân tích, đánh giá kịp thời những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta; trên cơ sở đó, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, chỉ đạo điều hành các hoạt động logistics phục vụ tốt hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh trong hoạt động logistics tác động xấu đến kinh tế - xã hội thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước; Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

Bài liên quan
  • Chuyển đổi số logistics với tối ưu quản lý dữ liệu chuỗi cung ứng
    Thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, hiện việc ứng dụng công nghệ số tại doanh nghiệp logistics mới chỉ chiếm gần 40% và còn cách khá xa mục tiêu chuyển đổi số toàn diện. Để tăng tốc chuyển đổi số, ngành Logistics Việt Nam cần nhanh chóng giải quyết bài toán về quản lý dữ liệu, điều phối và giám sát vận tải hiệu quả thông qua ứng dụng công nghệ số phù hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường kết nối đưa Việt Nam trở thành đầu mối logistics quan trọng trong khu vực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO