Quyết định này đã thể hiện sự cầu thị, lắng nghe từ nhiều phía; và cũng là kết quả của quá trình kiên trì phản biện, góp ý của các Hiệp hội (HH), trong đó có Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA).
DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ VỚI PHÍ HẠ TẦNG
Từ ngày 01/4/2022, sau nhiều lần tạm hoãn, TP. HCM đã chính thức thu phí HT cảng biển đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) thông qua cảng biển ành phố theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND TP. HCM, với mức phí thấp nhất là 15.000 đồng/tấn đối với hàng không đóng trong container (hàng XNK mở tờ khai tại TP. HCM); cao nhất là 4,4 triệu đồng mỗi container loại 40 feet (hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, chuyển khẩu).
Sở GTVT TP. HCM cho biết, sau hai tháng triển khai đã thu được hơn 500 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2025 sẽ thu được 16.000 tỷ đồng. Đây là một khoản tiền đóng góp rất lớn, sẽ được dùng để đầu tư xây dựng các dự án HT kết nối cảng biển trong tương lai. Tuy nhiên, tại thời điểm triển khai, khi các doanh nghiệp còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong kế hoạch khôi phục kinh doanh sau đại dịch thì việc phải trả thêm khoản phí hạ tầng là một gánh nặng không nhỏ.
Được biết, tại thời điểm này, Chính phủ cũng áp dụng nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, trong đó có chính sách giảm, hoãn thu các loại thuế cho doanh nghiệp. Ở nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Thanh Hóa cũng có chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và đối tượng có hàng vận chuyển bằng container qua cảng Vũng Áng Hà Tĩnh, cảng Nghi Sơn Thanh Hoá với mức hỗ trợ là 200 triệu đồng/ chuyến cập cảng (NQ số 276/2021-HĐND ngày 28/042021 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh; NQ số 166/2019/NQ-HĐND ngày 04/04/2019 của HĐND tỉnh Thanh Hoá).
VLA cho rằng, trong giai đoạn khôi phục sản xuất, phục hồi kinh tế thì việc TP. HCM triển khai thu phí HT cảng biển sẽ tăng thêm khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, XNK và cung cấp dịch vụ logistics... từ đó sẽ ảnh hưởng chung đến kế hoạch phát triển kinh tế của toàn ành phố. Vì thế, ngay trước khi việc thu phí được chính thức triển khai, VLA và các HH ngành dịch vụ và ngành hàng liên quan đã chủ động lấy ý kiến của doanh nghiệp hội viên và đã có các văn bản đề nghị với ành phố nhằm đề nghị bãi bỏ hoặc hoãn việc thu phí đến một thời gian thích hợp.
CÁC HIỆP HỘI ĐỒNG KIẾN NGHỊ
Trước đó, ngày 10/12/2021, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã chủ trì Hội thảo trực tuyến với sự tham gia của các HH liên quan và một số doanh nghiệp vận tải thủy đã trao đổi vấn đề thu phí bất hợp lý đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa qua khu vực cảng Hải Phòng và khu vực cảng TP. HCM. Sau sự kiện đó và khi TP. HCM tiến hành chính thức thu phí, tiếp theo các văn bản đề nghị trước đó, để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, XNK, VLA đã chủ động, chủ trì phối hợp với 5 HH ngành nghề liên quan là HH Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA), HH Chủ hàng Việt Nam (VSC), HH Chủ tàu Việt Nam (VSA), HH Cảng biển Việt Nam (VPA) và Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam gửi một loạt các văn bản kiến nghị liên quan đến việc TP. HCM thu phí HT cảng biển gửi đến UBND, HĐND TP. HCM và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc hành pháp và lập pháp, trong đó có Phó ủ tướng Lê Văn ành, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kiến nghị của các HH đại diện cho các doanh nghiệp đã được sự đồng tình của Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Lê anh Vân (Ủy viên ường trực của Ủy ban này), Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) của VP Chính phủ, đồng thời thông báo cho các phương tiện truyền thông đại chúng và dư luận xã hội để có tiếng nói đồng tình.
Kết quả sau đó, ngày 30/5/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị gồm các bên liên quan và đưa ra kết luận để TP. HCM xem xét, giải quyết thỏa đáng vấn đề thu phí HH này. Trên cơ sở kết luận của Phó ủ tướng, ngày 8/6/2022 VP Chính phủ đã có Công văn số 169/TB- VPCP thông báo kết luận "đề nghị UBND TP.HCM sớm trình HĐND TP.HCM xem xét điều chỉnh trong tháng 07/2022".
Đến hết tháng 6/2022 đã có 30 văn bản liên quan của Ủy ban Tài Chính, Ngân sách của Quốc hội (2 văn bản), VP Chính phủ, Đại biểu Quốc hội Lê anh Vân, Bộ Tài chính (5 văn bản), Bộ GTVT (3 văn bản), Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (5 văn bản) và các HH (10 văn bản) gửi đến UBND TP. HCM. Các văn bản đã phân tích có lý, có tình trên cơ sở luật pháp hiện hành, từ đó kiến nghị TP. HCM điều chỉnh mức thu phù hợp với tình hình thực tế.
Với những sự kiên trì và liên tục nỗ lực vì quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp, bước đầu kiến nghị của các HH đã kết quả. eo đề nghị của UBND, HĐND TP. HCM đã thông qua Quyết định ngày 7/7/2022 về việc Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 10/2020/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND Thành phố về việc Ban hành mức thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn TP.HCM. eo đó mức phí thu mới có hiệu lực từ ngày 01/8/2022, đáng chú ý là TP. HCM đồng ý giảm 50% phí HT cảng biển với hàng chở bằng đường thủy và giảm mức thu đối với hàng mở tờ khai tại các địa phương khác.
Theo tính toán của Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh, việc giảm này sẽ khiến thành phố bị giảm thu mức 891 tỷ đồng/năm, nhưng là cần thiết nhằm tạo sự đồng thuận của các doanh nghiệp, góp phần vào việc giảm chi phí logistics, thúc đẩy phát triển vận tải thủy, chia sẻ cho giao thông vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, phát triển vận tải đa phương thức.
KINH NGHIỆM PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH
Từ kết quả đạt được của quá trình phản biện, kiến nghị các vấn đề liên quan đến phí HT cảng biển lần này, VLA xin chia sẻ kinh nghiệm cho hoạt động tiếp theo của các HH ngành nghề như sau:
- » 1.Khi xảy ra sự việc phức tạp và có liên quan tới nhiều bên, các HH đã có quyết định kịp thời để phản ánh ý kiến của Hội viên và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên; phải theo đuổi sự việc một cách kiên trì và tiến hành với phương châm “thực hiện từng bước một”, giải quyết khéo léo từng vấn đề, không quá nóng vội.
- » 2.Các HH cần chủ động tập hợp sức mạnh của nhau. Có một HH đứng ra với vai trò thường trực, dẫn dắt, có trách nhiệm cao. Mỗi HH giao cho một đầu mối có năng lực thực hiện, chịu trách nhiệm trước HH và có khả năng kết nối chung.
- » 3.Lãnh đạo HH tham gia có ý kiến kiên định, trả lời nhanh để đáp ứng về mặt thời gian theo yêu cầu.
- » 4.Khi phối hợp nhiều bên có liên quan lại có trụ sở ở các nơi trong cả nước nên sử dụng tối đa phương tiện điện tử để gửi văn bản điện tử và bản gốc gửi phát chuyển nhanh sau đó để đáp ứng yêu cầu về thời gian giải quyết kịp thời kết hợp với sự đồng thuận và có chữ ký của nhiều bên.
» 5.Các nội dung yêu cầu được giải trình phải theo quy định của luật pháp, không nêu chung chung mà có dẫn chứng cụ thể. Văn bản được gửi tới các cơ quan giải quyết đúng thủ tục quy định, nên gửi tới cơ quan tư pháp, ngoài các cơ quan hành pháp và lập pháp để xem xét văn bản được ban hành có đúng quy định của pháp luật hay không.
» 6.Theo dõi chặt chẽ kết quả giải quyết sau khi văn bản được gửi đi để có phản ứng kịp thời.
» 7.Kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức luật pháp và kiến thức chuyên môn của các chuyên gia và cơ quan quản lý liên quan. Đề nghị có lý, có nh, hành văn phù hợp với nh hình, tôn trọng và lịch sự.
» 8.Tận dụng các kênh truyền thông hỗ trợ, qua đó có tác động thiết thực với cơ quan được đề nghị và làm cho dư luận xã hội hiểu và ủng hộ.
» 9.Sau khi kết thúc vụ việc, cần viết thư cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã phối hợp, giúp đỡ; đặc biệt là gửi đến cơ quan mà các HH đã kiến nghị, đánh giá cao thái độ cầu thị, tiếp thu, sửa đổi vì lợi ích chung và gửi đến các cơ quan truyền thông để phổ biến rộng rãi.
» 10. Trường hợp còn vấn đề nào chưa được đáp ứng hoặc giải quyết chưa thỏa đáng, không nên vội vã kiến nghị lại ngay mà cần bình tĩnh xem xét trên cơ sở tổng thể các kiến nghị và trả lời để có ý kiến tiếp theo vào thời gian thích hợp