Vận tải biển thời khủng hoảng

01/01/1970 08:00

(VLR) Câu chuyện DN logistics đang tự bơi trên sân nhà không còn là câu chuyện mới mẻ. Sự thiếu thốn về quy hoạch hạ tầng giao thông, hành lang pháp lý, thủ tục hành chính,… các luật lệ, đang là những rào cản không nhỏ ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vừa kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít,… lại bị tình trạng cạnh tranh về giá,… và mất thế ngay trên chính “sân nhà”, không có sự hỗ trợ nào từ phía Chính phủ, các DN đang bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn, cộng với tình hình suy thoái kinh tế chung, càng lận đận hơn. Sắp tới đây, theo lộ trình cam kết với WTO, sự cạnh tranh này sẽ ngày càng gay gắt.

Câu chuyện DN logistics đang tự bơi trên sân nhà không còn là câu chuyện mới mẻ. Sự thiếu thốn về quy hoạch hạ tầng giao thông, hành lang pháp lý, thủ tục hành chính,… các luật lệ, đang là những rào cản không nhỏ ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vừa kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít,… lại bị tình trạng cạnh tranh về giá,… và mất thế ngay trên chính “sân nhà”, không có sự hỗ trợ nào từ phía Chính phủ, các DN đang bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn, cộng với tình hình suy thoái kinh tế chung, càng lận đận hơn. Sắp tới đây, theo lộ trình cam kết với WTO, sự cạnh tranh này sẽ ngày càng gay gắt.

GIÁ CƯỚC VẬN TẢI BIỂN SỤT GIẢM

Trong tình hình khó khăn như hiện nay, các DN vận tải biển là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ mới công bố của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco), trong quý 1.2013, lợi nhuận sau thuế của công ty này âm hơn 96,7 tỷ đồng, lỗ nặng hơn cùng kỳ năm ngoái trên 30 tỷ đồng. Tổng doanh thu Vosco khoảng 502 tỷ đồng, nhưng vẫn thấp hơn quý I.2012 gần 9,6%, trong đó, mảng vận tải khiến doanh nghiệp lỗ nặng nhất với âm 95,7 tỷ đồng. Trước đó, trong cả năm 2012, Vosco đã lỗ gần 35 tỷ đồng và giải thích do nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển năm qua thấp hơn nhiều so với dự kiến, trong khi đó cung tàu vẫn tăng dẫn đến mất cân đối, khiến doanh thu công ty giảm mạnh.

Tương tự như VOS, báo cáo tài chính quý I.2013 của Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST) cũng ghi nhận khoản lỗ 43 tỷ đồng, gấp đôi số lỗ 21,8 tỷ đồng của quý I năm trước. Chung hoàn cảnh, Công ty CP Container Phía Nam (VSG) doanh thu quý I.2013 của VSG chỉ đạt 19 tỷ đồng, giảm gần 6 tỷ đồng (tương đương 23,6%) so với quý I.2012, trong đó, doanh thu cho thuê tài giảm 2,42 tỷ đồng do giá cho thuê tàu giảm. Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship (VNA) cũng không sáng sủa hơn, doanh thu quý I.2013 của VNA đạt 166,7 tỷ đồng, giảm 26% so với quý I.2012. Lợi nhuận sau thuế quý I.2013 âm 28,7 tỷ đồng.

Nguyên nhân lỗ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cước vận tải biển cũng như giá cho thuê tàu sụt giảm nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu hồi phục, trong khi đó các chi phí giảm không đáng kể. Theo Bộ Giao thông vận tải, hoạt động vận tải biển đang gặp khó khăn do lượng hàng và giá cước đều giảm mạnh. Kể từ đầu tháng 7 đến nay, ước tính giá cước đã giảm tới 70%. Cũng theo Công ty Vận tải Biển Đông, cước vận tải biển chở hàng xuất khẩu từ VN sang một số thị trường khu vực Nam Mỹ, châu Âu ước giảm 60-80% so với thời điểm cuối quý II/2008 do lương hàng xuất khẩu giảm. Cước tàu hàng rời từ Việt Nam đi khu vực Nam Mỹ hiện chỉ còn trung bình 10USD/tấn, giảm khoảng 90USD/tấn so với 2 tháng trước đây, tàu chở container đi châu Âu còn khoảng 300USD/TEU thay vì giữ mức bình quân 1.300 USD/TEU như trước đây.

CÂU CHUYỆN GỠ KHÓ

Câu chuyện này dường như vẫn không còn mới mẻ cho những doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, đã có nhều giải pháp được đưa ra như quyết định của Bộ Giao thông vận tải về việc tàu treo cờ nướ ngoài sẽ không được quyền vận chuyển các quyết nội địa, nhằm thúc đầy sự phát triển đội tàu biển vận chuyển container của VN trong thời gian tới. Đây được xem như là nỗ lực lớn nhưng vẫn chưa có tác động nhiều đến thị phần vận tải biển của VN. Hiện tại, vẫn có đến hơn 600.000 tấn trọng tải các tàu mang cờ nước ngoài tham gia vận tải nội địa với những tên tuổi lớn trên thế giới, nên việc kết hợp chuỗi kho vận, vừa vận chuyển quốc tế, vừa tham gia vận tải nội địa, nguồn vốn lớn, sẽ giúp các tàu này có thêm ưu thế cạnh tranh vượt trội so với các tàu VN.

Trong khi đó, theo phân loại của dịch vụ WTO thì VN đã cam kết 17 tiểu ngành của 6 phân ngành trong dịch vụ vận tải, cho thấy dịch vụ vận tải biển là phần cam kết có tác động nhiều nhất đến các DN kinh doanh vận tải biển, đại lý tàu biển và đại lý vận tải. Cụ thể: Cho phép các công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập liên doanh có vốn góp không quá 51% ngay sau khi VN gia nhập WTO và được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập. Chắc chắn rằng, cạnh tranh trên thị trường logistics VN sẽ khốc liệt hơn rất nhiều. Theo các chuyên gia, thời điểm đó đòi hỏi Chính phủ, các bộ ngành liên quan cũng như các DN cần phải thay đổi cách làm, phải liên kết lại để xây dựng chuỗi cung ứng logistics nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngành, nhất là chính bản thân các DN phải có những giải pháp hợp lý trước những thay đổi lớn của thị trường thương mại sắp tới. Ở VN, vận tải biển chiếm khoảng từ 70-80% lưu chuyển hàng hóa thương mại, đóng góp không nhỏ vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhất là trong hoạt động xuất - nhập khẩu.Thị phần vận tải biển, đặc biệt là vận chuyển container xuất nhập khẩu hiện chủ yếu do các đội tàu nước ngoài đảm nhiệm.

Đối với giải pháp mang tính vĩ mô, trong khi hiện nay xu hướng vận tải biển của thế giới là sử dụng tàu có trọng tải lớn với công nghệ tiên tiến đặc biệt là vận tải đa phương thức và vạn tải đường biển là chủ yếu, các chuyên gia cho rằng cần gấp rút xây dựng một kế hoạch mang tính chiến lược về việc phát triển đội tàu lớn, hiện đại, có chất lượng theo hướng chuyên muôn hóa nhằm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của vận tải biển trong nước và quốc tế.

Trong khi chờ đợi các giải pháp mang tính vĩ mô, thì các DN vận tải biển cần phải không những nâng cao chất lượng dịch vụ để gìn giữ khách hàng và phát triển bền vững DN. Tính liên kết giữa các DN vận tải biển trong nước và các DN xuất nhập khẩu hàng hóa cũng không thể thiếu trong thời kỳ khó khăn như hiện nay. Chính sự liên kết này sẽ tạo nên một cơ chế phối hợp chặt chẽ để mỗi DN tồn tại và phát triến.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Vận tải biển thời khủng hoảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO