(VLR) Dịch COVID-19 khiến nền kinh tế thiệt hại nặng nề, GDP 9 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 2,12% (thấp nhất 10 năm qua). Trong bức tranh kinh tế ảm đạm, xuất khẩu là một trong những điểm sáng khi xuất siêu đạt gần 17 tỷ USD. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, xuất khẩu sẽ là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế cuối năm nay.
Xuất khẩu trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2020
Điểm sáng xuất siêu gần 17 tỷ USD
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, 9 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,7 tỷ USD, tăng 1,8%. Đặc biệt, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu ở mức kỷ lục 16,9 tỷ USD, mức tăng kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm vì dịch COVID-19. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 71,8 tỷ USD, tăng mạnh 20,2%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 131,0 tỷ USD, giảm 2,9%, chiếm 64,6%.
“Trong 9 tháng đầu năm, cả nước có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD”, bà Hương cho biết. Xét về thị trường, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu dẫn đầu với kim ngạch 54,8 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau đó là các thị trường Trung Quốc, châu Âu, Asean, Hàn Quốc…
Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá 16,9 tỷ USD xuất siêu là con số đáng ghi nhận và đóng góp rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2020. Kết quả xuất siêu này nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
“Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống giảm nhưng chúng ta tăng trưởng kỷ lục vào những mặt hàng mới, có giá trị gia tăng cao như gạo. 9 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt 2,9 tỷ USD, đây là tín hiệu đáng mừng cho nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị, linh kiện, nội thất, đồ dùng thể thao xuất khẩu tăng”, ông Tiến cho biết.
Theo ông Tiến, lâu nay, tỷ trọng xuất siêu DN FDI giữ chủ đạo. Tuy nhiên, DN trong nước đã có bước chuyển biến tích cực, tăng xuất siêu. Trong 17 tỷ USD xuất siêu bao gồm cả của FDI và DN trong nước. Xuất siêu sẽ góp phần giúp Việt Nam giữ ổn định đồng nội tệ, dự trữ ngoại hối tăng, có thêm nguồn lực để phục hồi nền kinh tế.
Là một trong những cơ quan chuyên trách về xúc tiến thương mại, thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại cho hay, từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2020 - 2025.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ soát, chọn lọc một số ngành hàng, mặt hàng tiềm năng, còn dư địa phát triển tại thị trường các nước đối tác đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Tăng cường triển khai các hình thức xúc tiến thương mại áp dụng công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác. Cùng với đó, Bộ Công Thương hỗ trợ DN nhanh chóng tìm được bạn hàng cho những mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, sản phẩm phục vụ phòng chống dịch.
Cần nâng giá trị xuất khẩu của DN nội
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm vì dịch COVID-19, xuất siêu của Việt Nam vẫn tăng là dấu hiệu đáng mừng, là một trong những trụ cột cho tăng trưởng kinh tế, Tuy nhiên, tỷ trọng hàng xuất khẩu vẫn nghiêng về khối doanh nghiệp FDI, còn của doanh nghiệp trong nước mới chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo ông Thịnh, thời gian tới, Việt Nam phải đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tạo ra các mặt hàng có giá trị thuần Việt xuất khẩu ra thị trường thế giới. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân đã có bước tăng trưởng rất cao so với khu vực khác, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới 46% tổng đầu tư xã hội, lớn hơn cả khu vực nhà nước cũng như khu vực FDI. Đây là nền tảng để kinh tế tư nhân trở thành động lực trong phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2030.
Cơ quan chức năng cần tạo điều kiện cho các DN tư nhân phát triển bằng các điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, với chi phí thấp hơn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực DN trong nước cần hướng tới hiệu quả và giá trị hàng hóa xuất khẩu.Doanh nghiệp trong nước cũng cần đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh một số thị trường xuất khẩu truyền thống gặp khó khăn.
“Ngoài việc đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh thế giới và sản xuất trong nước, chúng ta cần: Chú ý hơn đến hoạt động nhằm cân bằng cán cân thương mại với các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU; Chú trọng xử lý vấn đề hàng đội lốt xuất xứ Việt Nam”, ông Thịnh khuyến cáo.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
(VLR) Trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, logistics "last mile" – giai đoạn vận chuyển cuối cùng đưa hàng hóa từ trung tâm phân phối đến tay người tiêu dùng – không chỉ là một phần của chuỗi cung ứng mà còn là yếu tố then chốt quyết định thành bại của doanh nghiệp. Đây là khâu trực tiếp ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, bởi tốc độ giao hàng, sự chính xác và trải nghiệm nhận hàng đều phụ thuộc vào giai đoạn này.
(VLR) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và căng thẳng thương mại, các công ty Trung Quốc đang chuyển dịch sản xuất sang Mexico, tạo ra những thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng và ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế Mỹ.
Gần đây Tổng Bí thư Tô Lâm nói khá nhiều về “điểm nghẽn”. Tổng Bí thư nhận định ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực; trong đó, thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Đối với Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT), nhiều năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết liệt vào cuộc, tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế.
(VLR) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với lợi thế là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước, đang nỗ lực thúc đẩy ngành logistics để trở thành trụ cột phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những hạn chế về hạ tầng, chi phí và năng lực cạnh tranh đang đòi hỏi các giải pháp đồng bộ. Diễn đàn Logistics 2024 đã mở ra cơ hội để TP.HCM đánh giá hiện trạng, tìm kiếm hướng đi và giải pháp phát triển bền vững trong ngành.
Blockchain, với khả năng cải thiện tính minh bạch và bảo mật trong quản lý chuỗi cung ứng, đang dần trở thành xu hướng công nghệ không thể thiếu cho các doanh nghiệp logistics hiện đại. Nhờ vào những ưu điểm nổi bật và các ứng dụng thực tiễn, blockchain không chỉ giúp theo dõi hàng hóa mà còn giảm thiểu rủi ro gian lận và tối ưu hóa hợp đồng thông minh.
(VLR) Trong bối cảnh cả nước đang tích cực thúc đẩy việc sắp xếp các đơn vị hành chính nhằm tối ưu hóa quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) đã tiên phong thực hiện giai đoạn đầu của kế hoạch sắp xếp hành chính cấp huyện, xã. Công tác này không chỉ là thách thức lớn mà còn mang lại những triển vọng quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn mới.
(VLR) Trong bối cảnh ngành logistics tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, việc cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là sàn bê tông, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả vận hành nhà kho. Premier Concrete Equipment Việt Nam (PCE Việt Nam), thành viên của tập đoàn Allen Engineering Corporation (Mỹ), đã trở thành một trong những đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp sàn bê tông đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp logistics đang trên đà phát triển mạnh.
(VLR) Amid the robust growth of Vietnam's logistics sector, improving infrastructure quality especially concrete floors has become crucial to enhancing warehouse operational efficiency. Premier Concrete Equipment Vietnam (PCE Vietnam), a subsidiary of the U.S.-based Allen Engineering Corporation, has emerged as a pioneer in providing international-standard concrete flooring solutions tailored to the dynamic logistics industry.
(VLR) Trong bối cảnh cả nước đang tích cực thúc đẩy việc sắp xếp các đơn vị hành chính nhằm tối ưu hóa quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) đã tiên phong thực hiện giai đoạn đầu của kế hoạch sắp xếp hành chính cấp huyện, xã. Công tác này không chỉ là thách thức lớn mà còn mang lại những triển vọng quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn mới.
(VLR) Trong bối cảnh ngành logistics tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, việc cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là sàn bê tông, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả vận hành nhà kho. Premier Concrete Equipment Việt Nam (PCE Việt Nam), thành viên của tập đoàn Allen Engineering Corporation (Mỹ), đã trở thành một trong những đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp sàn bê tông đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp logistics đang trên đà phát triển mạnh.
Đón xu hướng dòng tiền, và nhu cầu tự do tài chính của người trẻ yêu biển, chủ đầu tư TDG Group ra mắt giải pháp tài chính cho khách hàng sở hữu căn hộ Polaris với lịch thanh toán siêu đặc biệt “365 ngày hạnh phúc”.
(VLR) In an era where e-commerce is booming, "last mile" logistics the final stage of delivery where goods are transported from distribution centers to consumers has become more than just a part of the supply chain; it is a critical factor determining the success or failure of businesses. This stage directly impacts customer satisfaction, as delivery speed, accuracy, and the overall receiving experience rely heavily on its efficiency.
(VLR) Trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, logistics "last mile" – giai đoạn vận chuyển cuối cùng đưa hàng hóa từ trung tâm phân phối đến tay người tiêu dùng – không chỉ là một phần của chuỗi cung ứng mà còn là yếu tố then chốt quyết định thành bại của doanh nghiệp. Đây là khâu trực tiếp ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, bởi tốc độ giao hàng, sự chính xác và trải nghiệm nhận hàng đều phụ thuộc vào giai đoạn này.
(VLR) In the context of globalization and trade tensions, Chinese companies are relocating production to Mexico, creating significant changes in supply chains and having a profound impact on the U.S. economy.
(VLR) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và căng thẳng thương mại, các công ty Trung Quốc đang chuyển dịch sản xuất sang Mexico, tạo ra những thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng và ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế Mỹ.
Chủ tịch UBND Thành phố đã có ý kiến chỉ đạo về triển khai Thông báo số 468/TB-VPCP ngày 15/10/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận Phiên họp lần thứ năm của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
As climate change becomes a global challenge, industries are compelled to innovate and adapt to the demands of sustainable development. Logistics, a vital artery in the global supply chain, is no exception to this trend.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức toàn cầu, các ngành công nghiệp đều buộc phải đổi mới để thích nghi với yêu cầu về phát triển bền vững. Ngành logistics vốn đóng vai trò huyết mạch trong chuỗi cung ứng toàn cầu – cũng không nằm ngoài xu thế này.