Có cần thiết quy hoạch sân bay tư nhân?

Ngô Đức (tổng hợp)|18/09/2022 06:37

Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ hình thành 31 cảng hàng không, hoàn toàn chưa đề cập gì đến sân bay tư nhân.

mb.jpg
Có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trên môi trường điện tử 

Có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2022/NĐ-CP, ngày 15/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Nghị định số 64/2022/NĐ-CP sửa đổi theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng như: thủ tục đăng ký văn bản IDERA (văn bản được ban hành theo quy định của Công ước Cape Town, trong đó chỉ rõ người có quyền yêu cầu xóa đăng ký hoặc xuất khẩu tàu bay); thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh cảng hàng không và Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo và quyền đối với tàu bay; thủ tục sửa đổi thông tin về đăng ký tàu bay và các quyền đối với tàu bay.

Theo Nghị định số 64/2022/NĐ-CP, thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được sửa đổi như sau:

Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.

Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu; bản sao tài liệu giải trình của doanh nghiệp về việc đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này; bản chính hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính văn bản xác nhận vốn trừ trường hợp quy định tại khoản 2a Điều 16 Nghị định này.

Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời hướng dẫn người đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định.

Sân bay tư nhân liệu có cần thiết?

Trong một diễn biến liên quan, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, kiến nghị Việt Nam sớm có quy hoạch sân bay để xây dựng thêm sân bay quốc tế, thậm chí tính đến xây sân bay tư nhân và chuyên vận chuyển hàng hóa. Ý kiến được ông nêu ra tại hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54 năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 vừa diễn ra tại Hải Phòng.

lt.jpg
Mô hình sân bay Long Thành


Theo ông Trần Sỹ Thanh, nếu mở ở Hà Nội thì Hà Nội lo, mở ở Hà Nam thì Hà Nam sẽ lo. Quy hoạch vùng sắp làm rồi thì phải sớm ban hành quy hoạch sân bay. Thậm chí, Việt Nam cũng phải tính quy hoạch vài sân bay tư nhân. Đây là việc bình thường.

"Câu chuyện cảng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa dứt khoát Việt Nam cũng phải có chứ không thể sân bay lưỡng dụng cả vận tải hàng hóa và hành khách. Một số nước như Trung Quốc cũng đang xây dựng sân bay chuyên chở hàng hóa rồi. Cho nên Việt Nam có xây không và xây ở đâu mong các anh cho ý kiến" - Chủ tịch Hà Nội đặt vấn đề.

Hiện nay Bộ GTVT đang rà soát, hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.

Theo đó, về tầm nhìn đến năm 2050, sẽ hình thành 2 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế mang tầm cỡ khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP. Hồ Chí Minh. Đầu tư đưa vào khai thác các cảng hàng không mới đảm bảo 100% dân số khu vực đồng bằng và 95% dân số khu vực miền núi có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km.

Trong thời kỳ 2021-2030, mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP. Hồ Chí Minh, hình thành 28 cảng hàng không bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo)...

Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ hình thành 31 cảng hàng không, hoàn toàn chưa đề cập gì đến sân bay tư nhân.

Bài liên quan
  • Kinh tế Việt Nam còn dư địa tăng trưởng
    Việt Nam đang mở ra triển vọng tốt đẹp về môi trường đầu tư và kinh doanh. Đó là nhận định của ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Có cần thiết quy hoạch sân bay tư nhân?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO